Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm nay có sự thay đổi, thời gian thi môn Ngữ văn chính thức giảm xuống từ 150 phút xuống còn 120 phút.
Đáp án Đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn 2014: gợi ý giải đề thi môn văn |
Sáng nay (2/6), thí sinh dự thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài thi là 120 phút, bắt đầu làm bài từ 8h.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2014
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT môn văn
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Những ý chính của văn bản
- Thông tin về vụ Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
- Tình cảm, thái độ và của người dân Việt Nam trong và ngoài nước trước vụ việc
- Lời khuyên dành cho mọi người khi thể hiện tinh thần yêu nước với những hành động phù hợp.
2. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
- Việc dùng các từ gạch chân để lên án hành động trái pháp luật, vi phạm chủ quyền lãnh thổ và luật biển năm 1982 của Trung Quốc đồng thời cũng thể hiện sự phẫn nộ của người viết.
3. Viết đoạn văn
Học sinh cần thể hiện được một số ý chính sau đây:
+ Nêu được tính nóng hổi và nghiêm trọng của sự việc
+ Thể hiện thái độ của bản thân
+ Hành động sáng suốt tránh bị kẻ xấu lợi dụng…
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch nổi tiếng
- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng và thành công của ông
- Đoạn trích: “…” thể hiện khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba được sống là chính mính
b. Phân tích
- Giới thiệu qua về nhân vật Hồn Trương Ba
- Vị trí của đoạn trích: ở phần sau của văn bản: cuộc đối thoại giữa nhân vật Hồn Trương Ba và Đế Thích
* Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba
- Trước đó: bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt:
+ Sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
+ Bị gia đình, người thân lạnh nhạt, không chấp nhận.
Và cuối cùng sau nhiều ngày đấu tranh ông đã vươn lên để hoàn thiện mình và đã chiến thắng => cuộc nói chuyện với Đế Thích thể hiện khát vọng: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
=> Thể hiện sự thay đổi trong nhận thức hết sức lớn lao của nhân vật Hồn Trương Ba để rồi sau đó, ông từ chối việc nhập vào xác cu Tị để được tiếp tục tồn tại.
c. Trình bày suy nghĩ của bản thân
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.
Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2014 có gì khác?
Có lẽ sự thay đổi lớn nhất trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014, đó chính là sự xuất hiện của phần Đọc - hiểu. Trong phần này, đề thi sẽ đưa ra cho các thí sinh một văn bản mà các bạn chưa từng học trong chương trình trước đó. Để kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của các thí sinh sẽ có một bộ câu hỏi (bao gồm câu trắc nghiệm và câu hỏi tự luận ngắn) theo tiêu chuẩn đánh giá Năng lực người học của PISA. Các câu hỏi này sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan tới tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản đó. Mức độ khó/dễ phù hợp với năng lực đọc - hiểu của một học sinh lớp 12.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn các năm trước Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn năm 2014
+ Thời gian làm bài: 150 phút
+ Cấu trúc: 2 phần, 3 câu hỏi
Phần chung:
- 1 câu về văn học nước ngoài (2 điểm)
- 1 câu về nghị luận xã hội (3 điểm)
Phần riêng:
- Thí sinh chọn 1 trong 2 đề về Nghị luận văn học (5 điểm) + Thời gian làm bài: 120 phút
+ Cấu trúc đề thi gồm 2 phần:
- Phần 1: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kĩ năng đọc hiểu của học sinh (theo hình thức của PISA)
- Phần 2: KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của học sinh (theo hướng mở, tích hợp)
(Phần 2 nhiều điểm hơn phần 1)
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), Phó Trưởng ban thường trực, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương năm 2014 cho biết, Bộ đã thành lập 11 đoàn thanh tra đi kiểm tra, giám sát tại các Hội đồng coi thi. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng cử những đoàn thanh tra đến bất ngờ không báo trước hội đồng, địa điểm thi nào ở các tỉnh, thành để kiểm tra công tác coi thi và giám sát quá trình làm bài của thí sinh.
Để đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện sao in, bảo mật đề thi, đảm bảo đủ điện, nước tại các hội đồng thi. Bên cạnh đó là tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi những kiến thức, kỹ năng để không xảy ra sai phạm, thiếu sót trong khi trông thi; phổ biến cho học sinh những đồ dùng được và không được mang vào phòng thi.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là thí sinh chỉ phải thi 4 môn thay vì phải thi 6 môn như những năm trước. Trong 4 môn thi, thí sinh phải thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn khác do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.
Mặc dù năm nay, thi tốt nghiệp THPT 4 môn nhưng trên thực tế, các địa phương phải sắp xếp phòng, địa điểm thi để cho tất cả thí sinh thi tổng cộng là 8 môn. Ngoài ra, Hội đồng coi thi phải làm việc nhiều hơn mọi năm để sắp xếp phòng, đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho thí sinh thi 2 môn trong cùng 1 buổi thi. Vì vậy, số lượng cán bộ coi thi, lực lượng thanh tra, công an, bảo vệ... tham gia đảm bảo an toàn cho kỳ thi nhiều hơn mọi năm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thời gian thi môn Ngữ văn chính thức giảm xuống từ 150 phút xuống còn 120 phút. Đây là năm đầu tiên, Bộ GD-ĐT thay đổi đề thi và thời gian thi với mục đích kiểm tra toàn diện kiến thức toàn diện của học sinh trong thi cử cũng như thay đổi cách thức học tập, giảng dạy môn học này ở trường THPT.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, đề thi môn Ngữ văn năm nay gồm 2 phần Đọc - hiểu và viết. Đề thi yêu cầu học sinh phải đạt được năng lực, kỹ năng cảm thụ và phân tích. Như vậy, không có nghĩa là học sinh học tác phẩm nào thì thi tác phẩm đó, mà thông qua quá trình học, học sinh có được năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, chứ không phải kiểm tra nhớ được tác phẩm đó tới đâu.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, việc ra đề thi môn Ngữ văn với thời gian 120 phút cũng dựa theo khảo sát tình hình dạy học ở cấp THPT tại các địa phương để làm căn cứ cho những đột phá trong kiểm tra, đánh giá năng lực giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá này là nhằm hướng tới mục tiêu dạy và học tốt hơn.
Đề thi môn Ngữ văn sẽ có sự thay đổi căn bản, chuyển từ việc yêu cầu học sinh học thuộc lòng những nội dung đã đọc hiểu của các tác phẩm có trong sách giáo khoa sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực toàn diện của học sinh.
Những kiến thức, kỹ năng của học sinh được vận dụng vào việc đọc hiểu các tác phẩm khác không có trong sách giáo khoa nhưng có kết cấu nội dung, độ khó tương đương những tác phẩm đã học. Đề thi dạng này cũng có thể áp dụng cho thí sinh dự thi khối C, D trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của học sinh; tránh được hiện tượng “học tủ, học vẹt”.
Cũng trong chiều 2/6, thí sinh cả nước sẽ dự thi 2 môn: Vật lý với thời gian 60 phút và Lịch sử là 90 phút.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?