Nhiều người dân Hong Kong bày tỏ bức xúc vì bị cuộc biểu tình cản trở việc làm ăn suốt một tuần qua.
Dân Hong Kong quỳ lạy sinh viên biểu tình |
Tối ngày 5/10, một đoạn video được tung lên mạng xã hội Facebook quay cảnh người dân Hong Kong bức xúc bày tỏ sự phản đối các sinh viên đòi dân chủ đang chiếm giữ tuyến phố trung tâm, thậm chí có người còn quỳ lạy người biểu tình, cầu xin họ về nhà để anh ta còn “kiếm tiền nuôi con”.
Người dân Hong Kong bày tỏ bức xúc với sinh viên biểu tình đòi dân chủ
Có vẻ như đối với người đàn ông này, những xáo trộn mà cuộc biểu tình đòi dân chủ do hàng ngàn sinh viên Hong Kong phát động đã vượt quá sức chịu đựng của anh ta. Trong khi các sinh viên khoác chặt tay nhau phong tỏa con phố ở khu Mong Kok, người đàn ông này đứng ra thách thức và tìm cách xua đuổi họ.
Dù anh ta đã dùng hết lời lẽ, từ đe dọa sang khẩn cầu, năn nỉ, sinh viên biểu tình vẫn đứng yên tại chỗ và quyết không rời vị trí. Người đàn ông bức xúc quay ra nói với các phóng viên nước ngoài: “Tôi có 2 con ở nhà, một đứa 3 tuổi, một đứa 6 tuổi, và bố mẹ tôi cũng hơn 70 rồi. Tôi phải kiếm tiền nuôi họ chứ!”
Căng thẳng giữa người đàn ông (phải) và nhóm sinh viên biểu tình
Quay sang phía nhóm sinh viên biểu tình, anh ta gào lên: “Chúng tôi trả học phí cho họ, họ không phải trả gì cả, họ chỉ tìm cách hủy hoại xã hội này thôi. Đây không phải là dân chủ, đây không phải là thứ mà chúng tôi yêu cầu”.
Cao trào xảy ra khi người đàn ông này bất ngờ quỳ sụp xuống và khấu đầu lạy các sinh viên biểu tình đang rất bối rối: “Xin các cô cậu, hãy về nhà đi, chúng tôi còn phải nuôi con”.
Người đàn ông sụp xuống lạy và cầu xin sinh viên giải tán
Một người phụ nữ đi cùng anh ta không ngớt lời cạnh khóe các sinh viên biểu tình: “Cậu có thể nói vào mặt chúng rằng chúng đều là lũ thất bại”.
Cuối cùng, người đàn ông này tìm mọi cách kích động đám đông phía sau lao vào hàng rào sinh viên biểu tình, và một số va chạm đã xảy ra trong khi tiếng còi và tiếng loa yêu cầu giữ trật tự của cảnh sát vang lên.
Theo các phóng viên có mặt tại hiện trường, những sự cố như thế này đã gây ra tranh cãi trong nội bộ phong trào biểu tình về việc họ có nên nhổ trại và rút khỏi những khu vực trung tâm mà họ đã chiếm giữ suốt hơn một tuần qua hay không.
Đến tối qua, có vẻ như nhóm sinh viên biểu tình này đã đi đến quyết định sẽ rút khỏi khu mua sắm Mong Kok để tránh căng thẳng với người dân sở tại, sau những cuộc đụng độ với các thành viên hội Tam Hoàng hôm thứ Sáu.
Khu vực cắm trại của người biểu tình đã thưa thớt hơn rất nhiều
Thế nhưng ngay sau khi những sinh viên này nhổ trại và rời khỏi khu Mong Kok, một nhóm sinh viên khác nhanh chóng tràn vào chiếm lĩnh vị trí và tiếp tục phong tỏa các tuyến huyết mạch giao thông của Hong Kong.
Trước đó, Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) đã ra “tối hậu thư” yêu cầu người biểu tình giải tán và tuyên bố cảnh sát “có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện các biện pháp cần thiết để vãn hồi trật tự xã hội, để chính quyền và 7 triệu dân Hong Kong tiếp tục cuộc sống và công việc bình thường”.
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%