Nhiều người cho rằng đây là một đề thi hay vì tính nhân văn mà nó mang đến khi đề cập đến hình ảnh của một nam sinh dũng cảm xả thân cứu người.
Đề thi Văn truyền cảm hứng cho cư dân mạng |
Vào sáng nay, gần một triệu sĩ tử đã bước vào kỳ thi tốt nghiệp, với môn thi đầu tiên là môn Văn. Ban đầu, ai cũng lo lắng nhưng khi kết thúc môn thi này, đa số thí sinh đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái vì đề văn năm nay tương đối “dễ thở”. Bên cạnh đó, câu hỏi nghị luận xã hội đề cập đến Nam, một cậu học sinh lớp 12, đã xả thân cứu người được các bạn đánh giá là một câu hỏi hay và nhiều ý nghĩa. Khi đề thi được đăng tải trên mạng, nhất là fanpage của các trường THPT, nhiều người hết lời khen ngợi đề thi này vì tính nhân văn và khả năng gợi mở của nó.
Gần đây, xu hướng ra đề văn mở ngày càng được khuyến khích và áp dụng nhiều hơn trong các đề thi. Nó thường chiếm một tỉ lệ nhất định trong cơ cấu điểm số. Riêng trong đề thi năm nay, câu hỏi này chiếm 3 điểm trong tổng số điểm của cả bài.
Nội dung của câu hỏi như sau:
“Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Chiều ngày 30/4/2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nươc dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.”
Những bình luận tích cực và sự ủng hộ của cư dân mạng dành cho câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi
“Hay quá”, “thật ý nghĩa”, “tuyệt vời”… là những tính từ mà nhiều bạn dùng để nói về câu hỏi nghị luận này. Đồng tình với những ý kiến đó, một bạn có nick Minh Nguyễn bình luận: “Mình thấy đây là một đề thi hay, nhất là câu nghị luận. Nó vừa gợi mở được khả năng sáng tạo của thí sinh vừa nhắc nhớ các bạn về một lối sống đẹp đáng được ngưỡng mộ và học hỏi trong cuộc sống”.
Bạn Thúy Anh viết: “Mình đã từng đọc thông tin này trên báo. Mình thật sự rất cảm động và biết ơn tấm gương của Nam. Ngoài xã hội còn có biết bao người không biết quý trọng cuộc sống của mình, thì hãy nhìn vào tấm gương xả thân cứu người của Nam để sống tốt hơn. Mình tin là các sĩ tử sẽ đạt điểm khá cao ở câu hỏi này vì sự ngưỡng mộ mà họ dành cho Nam”.
Đề thi còn truyền cảm hứng để các cư dân mạng chế ảnh về cách làm bài mới lạ: vẽ lại câu chuyện của Nam
Tuy nhiên, một số bạn cũng cho rằng đây là một câu hỏi yêu cầu sự khéo léo và nhiều kỹ năng trong lối hành văn. An Sơn chia sẻ: “Mình thấy câu hỏi này hay nhưng cũng khá khó. Nếu bạn nào không có nhiều luận điểm cụ thể dễ sa vào lối kể chuyện lan man. Nó đồi hỏi các bạn phải đọc nhiều sách báo và có một kiến thức xã hội tương đối bên cạnh việc phát biểu cảm nghĩ đơn thuần về nhân vật”.
Với cách ra đề mở và ý nghĩa này, tin chắc rằng, trong thời gian sắp tới, gần nhất là kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng cũng sẽ xuất hiện những đề bài tương tự.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng