"Mẹ mới cười hôm em được đặc cách vào đại học, giờ lại khổ vì em" - câu nói của cậu học trò làm nên cổ tích, giờ đang phải nhập viện khoa thần kinh BV 103.
"Chuyện cổ tích hiện đại" trở thành câu chuyện buồn... |
Tại khoa thần kinh – bệnh viện Quân Y 103, không khó để nhận ra cậu học trò nghèo xứ Nghệ Ngô Văn Thuận. Với vẻ mặt trầm ngâm, ít nói, khá mệt mỏi, Thuận cho biết đã vào viện điều trị được hơn 1 tháng.
Kỳ thi Đại học, cao đẳng 2012 vừa qua, cậu đã đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội để dự thi và được đặc cách đỗ vào trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp đã tạo nên một kỳ tích, một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến hàng triệu người xúc động và cảm phục. Thế nhưng hôm nay, cả xã hội đã vô cùng bàng hoàng và ngạc nhiên khi nhận được tin chàng thanh niên ham học ấy phải vào điều trị tại khoa thần kinh khi mới nhập học được đúng một tuần.
Hiện giờ, Thuận đã có thể nói chuyện bình thường, nhưng vẫn lúc nhớ lúc quên. Cậu kể, mình nhập viện chỉ 10 ngày sau khi bạn nhập học tại trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp. Thuận không nhớ rõ vì sao mình lại vào viện, chỉ nhớ là nằm miên man bất tỉnh mấy hôm từ khi vào bệnh viện Quân y.
Thuận cho biết: “Ít lâu sau khi nhập học, em cứ có tư tưởng muốn về nhà. Em thường xuyên muốn được về nhà”. Cũng bởi suy nghĩ đó, Thuận có lần đã bỏ trốn khỏi trường. Thuận chỉ nhớ mang máng lúc đó vào khoảng sáng sớm, bỏ khỏi trường và sau đó được các thầy cùng học viên trong trường tìm về.
Thuận hoàn toàn không hiểu về hành động của mình và đến lúc này, cậu chỉ còn nhớ mang mang về việc làm của mình hôm đó. Còn trước đó, Thuận không có biểu hiện gì về trạng thái tâm lý và sức khỏe. Thuận vẫn tới lớp và học tập bình thường. "Em rất thắc mặc tại sao em lại ra nông nỗi này, em vốn rất khỏe mạnh mà. Đôi khi bị mất trí nhớ, điều đó khiến em rất sợ".
Sau khi nhận được tin con nhập viện, ông Ngô Văn Quý (Bố thuận) cùng vợ đã đi từ quê ra thăm và chăm nom con. Theo Thuận, bố và mẹ vừa về quê hôm 19/10 để lo việc đồng áng ở nhà và bà ở nhà đang bị ốm. Cậu tân sinh viên trường Sĩ quan Tăng thiết giáp chia sẻ: “Bố mẹ rất buồn và lo lắng đến suy sụp khi thấy em bị bệnh như thế này, từ hôm bố mẹ về quê, ngày nào cũng gọi điện mấy lần ra hỏi thăm tình hình sức khỏe của em và ăn uống như thế nào”.
Hằng ngày, Thuận dậy từ 6h, vệ sinh cá nhân và nhận đồ ăn sáng của bệnh viện. Rồi quanh quẩn trong khuôn viên của khoa thần kinh. Thuận chia sẻ: “Ở đây không có gì làm, ngủ dậy em lại ra đi thể dục ở trước sân phòng bệnh, em mong sức khỏe nhanh bình phục để được xuất viện”. Do đặc thù của khoa thần kinh nên mọi bệnh nhân chỉ được sinh hoạt và đi lại trong khuôn viên của khoa. Cửa luôn đóng và ra vào dưới sự kiểm soát của bệnh viện. Cuộc sống của cậu sinh viên nghèo tại khu điều trị chỉ ăn, uống thuốc, đi dạo và ngủ.
Từ hôm bố mẹ về quê, Thuận ở lại viện một mình. Thuận trầm ngâm và ít nói hơn, ít bắt chuyện với những người xung quanh, mà thi thoảng lại ra đi dạo và ngồi nơi ghế đá suy tư. Mọi công việc sinh hoạt cá nhân Thuận đều tự làm. Thuận nói: “Bố mẹ ở quê còn còn phải lo việc đồng áng, chuyện ốm đau của bà, một mình em ở đây cũng ổn mà. Mẹ mới cười khi em được đặc cách vào trường vậy mà bây giờ lại khổ vì em”.
Mong muốn được tiếp tục đi học
Từ hôm biết tin Thuận nhập viên, bạn bè và người thân gọi điện hỏi thăm và động viên thường xuyên. Nét mặt buồn, lờ đờ và mệt mỏi khiến chúng tôi không khỏi xót xa cho cậu học trò đầy nghị lực đã đạp xe 300km đi thi đại học. Thuận ít nói, ít bắt chuyện với mọi người xung quanh.
Người nhà của những bệnh nhân cùng phòng với Thuận đều nhận ra đây là cậu học trò nghèo đạp xe 300km đi thi đại học. Ngưỡng mộ nghị lực cậu học trò nghèo bao nhiêu thì càng xót xa trước tình cảnh của Thuận bây giờ. Chị H. cho biết: “mấy hôm nay sức khỏe của Thuận tiến triển rất tốt, vào mỗi buổi chiều, Thuận đều chạy thể dục mấy vong quanh sân trong khuôn viên khu điều trị”.
Sau thời gian dài điều trị tại bệnh viện Quân Y 103, Thuận lo lắng vì bệnh tật sẽ không tiếp tục theo học trường Sĩ quan Tăng thiết giáp được nữa. Với những nỗ lực của bản thân trước đây, giờ phải nằm trên giường bệnh, công việc học tập gián đoạn, khiến Thuận không khỏi buồn rầu. Nhưng cậu học trò nghèo xứ Nghệ luôn mong nhanh khỏi bệnh để được trở lại học tập như trước.
Cư dân mạng xót xa trước bệnh tình éo le của Thuận
Tin tức về bệnh tình của Ngô Văn Thuận nhanh chóng được lan rộng. Tất cả mọi người khi biết chuyện đều rất thương cảm cho số phận kém may mắn của Thuận. Liên tiếp là những lời động viên, an ủi nhưng cũng thể hiện sự đau lòng, xót xa cho hoàn cảnh éo le cũng như con đường học hành trắc trở của cậu học trò xứ Nghệ này.
Một cư dân mạng bình luận: “Sau bao nhiêu nỗ lực, những tưởng Thuận sẽ có một cuộc sống tốt đẹp trong trường Đại học mình mong muốn, vậy mà giờ lại mắc bệnh thế này, thật không công bằng cho bạn ấy. Thật đáng thương”.
“Tội nghiệp quá. Mong Thuận có thể nhanh chóng khỏi bệnh và tiếp tục đi học. Để đi được đến bước này quả thật không dễ dàng. Cố gắng lên nhé!”
Cư dân mạng xót xa cho hoàn cảnh của Ngô Văn Thuận
Thật khó để có thể biết chính xác được nguyên nhân Thuận phát bệnh, nhưng có nhiều bạn cũng hi vọng không phải vì không chịu nổi áp lực học tập và huấn luyện mà Thuận lại thành ra như thế. “Em ấy mạnh mẽ lắm cơ mà. Em ấy đã từng đạp xe suốt 300km, một chuyện không tưởng mà không thể ngăn nổi sự ham học, cớ sao bỗng nhiên lại phát bệnh. Mong Thuận sẽ điều trị tốt và sớm được ra viện” – Một cư dân mạng xót xa.
Bên cạnh sự thương cảm cho hoàn cảnh của Thuận, nhiều bạn cũng đã dũng cảm nhìn vào sự thật đau lòng đó. “Hơi tàn nhẫn nhưng về logic, tớ nghĩ em này bị trầm cảm nhẹ do áp lực ôn thi, kinh tế gia đình, nhiều bữa ăn không đủ no, nhìn làn ra cháy nắng của Thuận mà mình xót xa lắm, có lẽ cậu bạn đã từng trải qua rất nhiều khó khăn hơn chúng ta nghĩ". – Nhận xét của một bạn có tên là Jing...
Hiện giờ, tất cả mọi người đều mong muốn Ngô Văn Thuận sẽ sớm khỏi bệnh và tiếp tục việc học. Mọi người đang hi vọng đây sẽ không phải là cái kết buồn cho một câu chuyện cổ tích đẹp đã từng thấy cách đây không lâu.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?