Từ 7/3, nếu công dân cùng nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Kết quả thi đại học, cao đẳng sẽ được bảo lưu trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự (Ảnh minh họa) |
Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Theo quy định hiện nay, công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: người đang theo học nhưng bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, hết thời hạn học tập tại trường một khoá học, chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.
Từ 7/3, công dân cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, dù thời hạn nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Thông tư liên tịch số 13 bổ sung trường hợp không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, đó là công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Trường hợp cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ mà lệnh gọi nhập ngũ quy định thời gian có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với các trường hợp trên, công dân phải báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đến trường làm thủ tục nhập học, mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/3/2013.
Ngay sau khi được công bố, thông tư bổ sung đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự đã gây xôn xao trên các diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là tiền đề tạo ra sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh. Trong môi trường quân đội, thanh niên sẽ rèn luyện được ý thức và kỷ luật tốt, đồng thời, đó cũng là cách đảm bảo công bằng cho mọi người.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, nếu đỗ đại học, bảo lưu 1,5 năm đi nghĩa vụ quân sự lúc về sẽ phải học lại từ đầu vì quãng thời gian đó kiến thức bị mai một. Chất lượng giáo dục đại học sẽ bị ảnh hưởng.
Theo quy định, người được tạm hoãn gọi nhập ngũ bao gồm: công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung; học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; công dân du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar