Đàn ông tại những ngôi làng khô hạn ở Ấn Độ thường cưới hai hoặc ba vợ, để có người đi kiếm nước ngọt về cho gia đình.
|
Theo trang OddityCentral, cuộc sống tại những ngôi làng hạn hán như Denganmal, cách Mumbai 150 km, vô cùng khó khăn. Những ông chồng thường bận làm đồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn phụ nữ đảm trách việc nhà và nuôi dạy con cái.
Phụ nữ Ấn Độ đội bình chứa nước lên đầu. Ảnh: OddityCentral
Tuy nhiên, gia đình nào cũng cần có thêm người chuyên trách việc mang nước ngọt từ những nguồn nước cách đó vài cây số về nhà trong khoảng thời gian 8 tháng mỗi năm, khi khu vực này không có mưa.
Đó là lý do tại sao việc lấy hai hoặc ba vợ không phải là chuyện hiếm. Đàn ông chỉ có con với vợ cả, còn các bà vợ thứ chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cung cấp nước cho gia đình. Họ được gọi là "paaniwaali bais" hay "vợ nước".
Tìm một phụ nữ sẵn sàng đảm nhận vai trò "vợ nước" không phải chuyện đơn giản. Tại Ấn Độ, không cha mẹ nào muốn con gái họ lấy chồng ở vùng khô hạn, đặc biệt, nếu gia đình họ sinh sống ở những vùng đất nhiều mưa.
Vì thế, nam giới ở một ngôi làng khô hạn sẽ cưới người cùng làng hoặc từ một ngôi làng hạn hán khác. Những phụ nữ này hiểu rõ sự vất vả của tình trạng khô hạn và sẽ sẵn sàng làm những việc cần thiết để cung cấp nước.
Dẫu vậy, không phải tất cả trong số họ đều chấp nhận vai trò này. Vì thế, những bà vợ nước thường là quả phụ hoặc người bị chồng bỏ.
Ngoài lấy nước, những bà "vợ thứ" phải đồng ý làm việc theo sự sắp xếp của vợ cả. Họ cũng phải chấp nhận việc không được chia tài sản trong gia đình và không được ngủ chung giường với chồng khi vợ cả còn sống.
Lặn lội tìm nước
Ngày nào cũng vậy, một người "vợ nước" tại Denganmal sẽ phải lấy hơn 100 lít nước từ một nơi cách nhà khoảng 3 km. Mỗi ngày họ đi vài chuyến như thế. Nếu ban ngày quá nóng nực, họ sẽ đi lấy nước vào buổi tối.
Không khó để bắt gặp hình ảnh phụ nữ đội nước dưới cái nắng 40 độ C, dù làm như vậy mỗi ngày không tốt cho sức khỏe. Người dân địa phương nói rằng, những người "vợ nước" hay bị hói, choáng váng và không thể có con.
Những người "vợ nước" trẻ tuổi thường làm việc hiệu quả hơn. Do vậy, đàn ông thường lấy thêm vợ, khi họ nhận thấy người trước không thể lấy được nhiều nước như trước.
Cách 5 ngày lại có một xe chở nước tới Denganmal. Chiếc xe này chỉ chở được 1.000 lít. Những người "vợ nước" lấy được càng nhiều nước thì càng đỡ phải đi lại. Vì thế, mỗi khi xe nước tới, nhiều người đã giật tóc, thậm chí là đánh nhau.
Phụ nữ tại Denganmal hy vọng con gái họ sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn, nếu chính phủ có thể đặt ống dẫn từ một con đập về làng. "Chúng tôi không thể làm mãi việc này", một người vợ nước nói với Open Magazine. "Chúng tôi đã quá mệt với việc đi lấy nước".
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn