Cuộc sống “một ông, hai bà” diễn ra êm đềm trong nhiều năm thì xảy ra rạn nứt. Bị chồng hắt hủi, lạnh nhạt, người đàn bà xế chiều gạt nước mắt gửi đơn ly dị.
|
Phiên tòa phúc thẩm ly hôn chiều một ngày đầu tháng 5 diễn ra muộn tại TAND Hà Nội. Bà Mận đã gần chạm tuổi lục tuần lặng lẽ ra tòa lần thứ hai theo đơn kháng cáo của chồng là ông Tình (cùng trú ở huyện Ứng Hòa).
Theo bản án sơ thẩm từ 4 tháng trước, năm 1979, bà Mận và ông Tình sống với nhau như vợ chồng. Hai người đã có với nhau một cô con gái đến nay đã ngoài 30 tuổi.
Do mâu thuẫn gia đình, đầu năm 2015, bà Mận gửi đơn ra TAND huyện Ứng Hòa xem xét được ly hôn và phân chia tài sản. Cấp sơ thẩm tuyên người phụ nữ này được hưởng hơn 80 m2 cùng với giá trị nửa bộ bàn ghế (khoảng 4 triệu đồng). Cho rằng mảnh đất trên là do cha ông để lại, ông Tình chống lại bản án trên.
Tại tòa phúc thẩm, người đàn bà xế chiều nghẹn ngào trình bày, sau gần 40 năm chung sống, bà một tay vun vén, làm lụng để gánh vác gia đình. Có thời điểm kinh tế gia đình khó khăn, ông Tình có ý định phân chia mảnh đất hơn 400 m2 để bán lấy tiền trang trải. Những lần đó, bà đều một mực ngăn cản, vì thế mới giữ được mảnh đất hương hỏa.
Bà Mận cho rằng đã đổ nhiều công sức mới giữ được mảnh đất trên. Do đó, ông Tình phải trả công lao bà bỏ ra từng đó năm.
"Ông ấy không có tiền nên tòa sơ thẩm mới quyết định chia hơn 80 m2 đất cho tôi. Nếu ông đưa tiền thì tôi sẽ ra đi không cần suy nghĩ", bà Mận nói.
Người phụ nữ có 2 thứ tóc tâm sự, hơn 40 năm chung sống, vợ chồng bà bà từng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Nhưng những năm tháng mặn nồng dần kết thúc khi sức khỏe của bà yếu đi từ sau ngày sinh con gái.
Thương chồng không có con trai nối dõi tông đường, thờ tự sau này, bà trăn trở ngày đêm. Dù tình cảm vợ chồng vẫn sâu đậm nhưng bà gạt ích kỷ của bản thân để cưới vợ hai cho chồng. Ý định này được anh em bên nhà chồng hưởng ứng.
Năm 1997, bà Mận lại tất bật lo toan cho đám cưới của chồng với người vợ hai. Cuộc sống “một ông, hai bà” trong căn nhà ba gian cấp bốn diễn ra êm đềm trong nhiều năm. Thấy cảnh vợ hai sinh cho chồng được hai cậu con trai trai, người đàn bà chân chất cũng thấy ấm lòng.
Dù vậy, cuộc sống chung không kéo dài được bao lâu. Lấy cớ vợ ngoại tình, ông Tình dần lạnh nhạt và hắt hủi hai mẹ con bà Mận. Bà kể, sát Tết Nguyên đán vừa rồi, mẹ con bà về nhà thì bị ông Tình cùng các con chặn lối, giăng dây không cho vào. Bà nén tủi nhục, quay lại ở nhà các em ruột rồi gửi đơn ly dị với chồng.
Khi được HĐXX hỏi đến, ông Tình trình bày vẫn “bảo lưu” quan điểm đòi lại phần diện tích đất 80 m2. Lý do được bị đơn đưa ra là dù mảnh đất đứng tên ông nhưng hiện có nhiều người sở hữu. Bị đơn cũng không đồng tình việc “cưa đôi” giá trị bộ ghế (khoảng 8 triệu đồng).
Trước những lời trình bày này, vị thẩm phán hỏi gắt: “Bị đơn sống cũng phải có tình chứ. Bà ấy đã vun đắp cho gia đình gần 40 năm trời mà bị đơn vẫn muốn bà ra đi tay trắng”.
Đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa giải thích, theo luật Hôn nhân và gia đình, do thời điểm ông Tình và bà Mận chung sống với nhau trước năm 1987, nên dù không có đăng ký kết hôn, cả hai vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Mọi tài sản trước và sau khi sống chung đều được chia đều cho cả vợ và chồng.
Sau giờ nghị án, cấp phúc thẩm bác kháng cáo của ông Tình, đồng thời sửa một phần bản án sơ thẩm. Về địa giới phân chia phần đất, tòa tuyên bà Mận được nhận toàn bộ diện tích 3 gian nhà cấp bốn. Phía bị đơn chỉ sở hữu phần vườn, sân, tường, giếng và một số vật dụng trong gia đình.
Nghe tòa tuyên án, khuôn mặt bà Mận nhẹ nhõm hơn. Bà chia sẻ đòi quyền lợi vì muốn con gái sau này không phải chịu thiệt thòi. Bản thân bà cũng không muốn quay lại căn nhà trên.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Năm 2025, quy định mới nhất về mức lương cơ sở
- 5 điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở Hà Nội, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc giao thời đặc biệt này
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Hà Nội sắp xây hơn 1100 căn nhà ở xã hội, nằm cụ thể ở đâu?
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí