Với đề tài đang nghiên cứu bằng việc cho ong đốt, anh Michael hy vọng những đóng góp của mình sẽ giúp ích cho những nghiên cứu chấn thương khác ở con người.
Smith đã tự nguyện để cho ong đốt vào bộ phận nhạy cảm để nghiên cưu khoa học |
Các sinh viên Đại học Cornell, thành phố Ithaca, bang New York, Mỹ đã đưa ra các kết luận khoa học đầy "đau đớn" nhờ việc cho ong tấn công vào các bộ phận trên cơ thể mình, trong đó có cả bộ phận nhạy cảm.
Michael Smitht
Michael Smitht, người tham gia vào công trình nghiên cứu "tìm hiểu về ảnh hưởng của sự đau nhức tới con người" đã để ong đốt vào 25 điểm khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả dương vật và tinh hoàn, sau đó đánh giá mỗi điểm dựa trên thang điểm từ 0 đến 10. Nhờ đó, anh cùng các đồng nghiệp đã rút ra được kết luận điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể con người.
Cho ong đốt 25 điểm trên cơ thể
Sau nhiều tuần nghiên cứu, Smith thấy việc để ong đốt vào dương vật và tinh hoàn rất không thoải mái, nhưng nơi tồi tệ nhất mà con ong tấn công chính là lỗ mũi.
Ý tưởng của đề tài nghiên cứu này bắt nguồn từ việc nhóm những người có cùng đam mê với loài ong, họ thường thảo luận những vấn đề về tổ ong trong quá trình học tập của mình.
"Chúng tôi dự đoán có thể sẽ có tổn thương nghiêm trọng khi để ong đốt vào tinh hoàn. Hai ngày sau, tình cờ, tôi đã được nó đốt vào đúng chỗ đó. Nhưng nó không làm tổn thương nhiều như tôi mong đợi trước đó", Smitht nói với tờ Independent.
Smitht chọn 25 điểm trên cơ thể để đo mức độ đau. Sau đó, anh đo đốt theo thang điểm 10, 1 cho mức độ nhẹ nhất và 10 cho vô cùng đau đớn.
Sơ đồ 25 điểm để ong đốt trên cơ thể anh Michael.
Bảng đánh giá độ đau sau khi cho ong đốt các điểm trên cơ thể
Giống như tất cả các nghiên cứu khoa học khác, Michael Smitht phải lặp lại thí nghiệm của mình nhiều lần trong 38 ngày, trung bình 5 vết đốt trên ngày, từng phần trong cơ thể sẽ được đốt 3 lần.
Bởi vì các thí nghiệm đều cần thiết phải có sự kiểm soát, vì vậy, anh đã cho ong chích vào cánh tay của mình 1 lần trước khi bắt đầu, và 1 lần vào lúc kết thúc thí nghiệm mỗi ngày.
Nghiên cứu của Smitht nêu ra một số vấn đề bất thường, bao gồm cả khả năng cơ động một con ong đến các bộ phận cơ thể khó tiếp cận hơn. "Một số địa điểm yêu cầu sử dụng một tấm gương và một tư thế thẳng đứng trong thời gian ong đốt (ví dụ như mông)", anh viết trong nghiên cứu đã được xuất bản trong PeerJ .
Sau nghiên cứu, Smitht từng nói với National Geographic "dương vật khi ong đốt quả thật đau đớn, nhưng nếu lựa chọn giữa việc đốt mũi và dương vật, bạn sẽ muốn nó đốt dương vật nhiều hơn".
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?