Virus dạng này rất tinh vi vì trong tin nhắn không chỉ có đường dẫn độc hại mà còn có avatar người nhận.
Tin nhắn chứa đường dẫn độc hại kèm ảnh đại diện của người nhận |
Mới đây, trên Facebook vừa xuất hiện một loại virus mới và đang lan truyền nhanh chóng. Đặc điểm nhận dạng của loại virus này chính là tin nhắn gửi qua tính năng Facebook Message với một đường dẫn có kèm ảnh đại diện (avatar) của người nhận.
Khi nhấn vào đường dẫn trong tin nhắn và làm theo hướng dẫn, người dùng sẽ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo và vô tình tiếp tay cho kẻ gian phát tán mã độc. Cụ thể, trang web độc hại hiện ra sau khi nhấn vào đường dẫn sẽ yêu cầu người dùng đồng ý tham gia một ứng dụng Facebook hoặc cài đặt thêm một thành phần mở rộng cho trình duyệt.
Một số trường hợp, kẻ gian còn có thể yêu cầu người dùng khai báo tài khoản Facebook trên một trang web "nhái" Facebook một cách hoàn chỉnh.
Cụ thể trong trường hợp tin nhắn mời gọi xem video này, kẻ gian sẽ yêu cầu người dùng cài đặt thêm một thành phần mở rộng cho trình duyệt.
Hậu quả của trò lừa đảo này khi kẻ gian thực hiện thành công là tài khoản Facebook của nạn nhân sẽ bị kẻ gian kiểm soát. Trong trường hợp kẻ gian chưa có được tài khoản của nạn nhân thì việc nạn nhân tham gia ứng dụng Facebook hay cài đặt thành phần mở rộng cho trình duyệt trước đó, cũng khiến tài khoản Facebook của nạn nhân tự động gửi tin nhắn chứa mã độc tới bạn bè trong danh sách.
Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục:
Để tránh trò lừa đảo này, người dùng không nên nhấn vào đường dẫn trong các tin nhắn có nhận dạng như trên. Đồng thời cảnh báo ngay cho chủ nhân gửi tin nhắn để họ có biện pháp khắc phục kịp thời.
Đồng thời không nên nhấn vào các đường dẫn lạ ở bất kỳ đâu trên Facebook. Kiểm tra đường dẫn trên trình duyệt có đúng là facebook.com, m.facebook.com hay không? Không bao giờ đăng nhập tài khoản Facebook trên bất cứ trang nào không phải là tên miền của Facebook.
Luôn cảnh giác trước những tin nhắn có nội dung quảng cáo hay kêu gọi tham gia các hoạt động lạ. Sử dụng phần mềm bảo mật để tự động kiểm tra và ngăn chặn khi nhấn nhầm vào các đường dẫn độc hại và lừa đảo.
Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra danh mục các ứng dụng đang tham gia và các thành phần mở rộng của trình duyệt. Nếu thấy có thông tin lạ, phải xóa bỏ ngay.
Đặc biệt, việc thiết lập chế độ Offline cho tính năng Facebook Chat cũng sẽ giúp bạn hạn chế nhận phải những tin nhắn rác chứa mã độc này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Vạch trần chiêu trò lừa đảo lấy sạch tiền trong tài khoản chỉ với cuộc điện thoại, ai cũng cần lưu tâm
- Các dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đang bị theo dõi
- 5 cách khôi phục tin nhắn Zalo bị xóa chỉ trong một nốt nhạc
- Kiệt tác sáng tạo của Audi: Q5 thế hệ mới ra mắt ấn tượng tại Paris Motor Show, dẫn đầu xu hướng thiết kế
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?