Chính phủ Mỹ, Úc và giới chuyên gia hàng không khẳng định bức ảnh đài truyền hình Nga công bố cho thấy máy bay chiến đấu Ukraine bắn hạ máy bay MH17 chỉ là hàng giả.
![]() |
Bức ảnh chấn động của Nga về Mh17 bị tố là giả |
Mới đây hai kênh truyền hình Nga Channel One và Rossiya TV đồng loạt đăng tải bức ảnh vệ tinh cho thấy một máy bay chiến đấu Ukraine đã bắn tên lửa không đối không phá hủy máy bay MH17. Hai kênh truyền hình này tiết lộ Liên hiện Kỹ sư Nga (RUE) đã gửi bức hình này qua thư điện tử.
Phó chủ tịch RUE Ivan Andriyevsky khẳng định trên truyền hình Nga rằng nhận được bức hình từ một chuyên gia hàng không có 20 năm kinh nghiệm, từng học tại Viện Công nghệ Massachussetts (MIT, Mỹ). Báo chí quốc tế sau đó không thể liên hệ được với ông Andriyevsky.
Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đây là đòn tuyên truyền “cưỡng tình đoạt lý” của Nga “nhằm che giấu sự thật và lẩn tránh trách nhiệm đối với thảm họa MH17”. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop mô tả bức ảnh “là hàng giả, được dàn dựng”.
“Ảnh máy bay rõ ràng được tải từ Google. Đây lại là một trò mới của Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine về vấn đề mà theo chúng tôi là rõ ràng có liên quan đến Nga” - bà Bishop nhấn mạnh. Các chuyên gia hàng không quốc tế cũng có nhận định tương tự.
Báo Guardian dẫn lời kỹ sư Nga Mark Solonin đánh giá trong bức ảnh trên, cả hai máy bay đều có kích thước quá khổ nếu so với những cánh đồng ở phía dưới mặt đất. Ông kết luận rằng đã có kẻ ghép hình máy bay vào bức ảnh vệ tinh.
Trang web báo chí điều tra Bellingcat cũng nghiên cứu bức ảnh và đưa ra kết luận tương tự. Bellingcat còn cho biết chiếc máy bay chiến đấu Ukraine trong ảnh không phải là u-25 như kênh Channel One và Rossiya TV khẳng định.
Chiếc máy bay “MH17” trong ảnh cũng không phải là chiếc Boeing 777 mà thực tế là một chiếc Boeing 767. Logo của Malaysia Airlines ở máy bay trong ảnh bị gắn sai vị trí. Nếu tra trên Google dòng chữ “Boeing top view”, có thể tìm thấy ngay một bức hình giống hệt chiếc Boeing trong bức ảnh do đài Nga công bố.
Cộng đồng mạng nhận định có khả năng đài truyền hình Nga công bố bức ảnh giả mạo này nhằm giảm bớt sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị G-20 ở Brisbane (Úc). Khủng hoảng Ukraine là một trong những chủ đề nóng nhất ở G-20.
* Trong một diễn biến khác liên quan tới Nga, sáng nay 16-11 (giờ VN), theo Reuters, vài chục nghìn người Gruzia đã đổ ra đường phố thủ đô Tbilisi, vẫy quốc kỳ và giương cao những biểu ngữ như “Nói không với hành vi xâm lược”, “Hãy ngăn chặn Nga”...
“Đây là thông điệp rõ ràng cho thấy người dân Gruzia sẽ không bao giờ chấp nhận việc bị Nga xâm phạm chủ quyền” - thủ lĩnh đảng đối lập UNM Giga Bokeria tuyên bố.
Trước đó vùng ly khai Abkhazia cho biết đã đạt được thỏa thuận lập lực lượng vũ trang chung với Nga. Abkhazia tuyên bố độc lập năm 1999 sau một cuộc chiến ly khai. Năm 2008, Nga chính thức công nhận nền độc lập của Abkhazia.
Cũng trong năm 2008, tỉnh ly khai Nam Ossetia của Gruzia cũng tuyên bố độc lập sau cuộc đụng độ quân sự giữa Nga và Gruzia. Người biểu tình Gruzia cáo buộc Nga sẽ sáp nhập Abkhazia giống như những gì đã làm với bán đảo Crimea của Ukraine.
Các chính trị gia đối lập Gruzia kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ hỗ trợ Gruzia chống lại sức ép từ Nga. Họ cũng chỉ trích chính phủ Gruzia đang chấp nhận bị Nga dồn ép.
Phản ứng lại, Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili tuyên bố ông hiểu rõ mối đe dọa từ thỏa thuận giữa Nga và Abkhazia.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Phát hiện ‘kho báu’ trị giá hơn 200.000 tỷ đồng ngoài bãi rác tro than của Mỹ
-
Chàng trai 23 tuổi lập kỷ lục, trở thành người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới
-
Thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới cấm xe máy chạy xăng từ năm 2026?
-
Gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao Tử Cấm Thành đã tồn tại 600 năm mà không bị mục nát ?




-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ