Không để lại những hậu quả nặng nề, gây rối loạn trên diện rộng hoặc phải nhập viện điều trị nhưng bão từ cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
|
“Sống chung” với bão từ
Bão từ xuất hiện và tác động đến Việt Nam lần gần đây nhất kéo dài từ mùng 6 - 9.3. Theo TS Lê Huy Minh - Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Khoa học và Công nghệ VN) đây là trận bão từ lớn nhất trong vòng 5 năm qua.
PGS.TS Hà Duyên Châu - nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: Mặc dù trận bão từ xảy ra hôm mùng 7/3 đã kết thúc nhưng trái đất vẫn nằm trong “vòng vây” của nó.
Bão từ đang tăng tốc. Ảnh Internet
Năm 2012 nằm trong chu trình 11 năm của mặt trời (cứ trung bình 11 năm sẽ có một năm mặt trời hoạt động cực mạnh) nên dự báo, năm nay và năm 2013, bão từ mới thực sự bùng nổ với khoảng 40 - 45 trận bão từ, trung bình mỗi tháng có khoảng 3 trận.
Cường độ bão được phân chia thành 5 mức, trong đó cấp 1 nhỏ nhất tương ứng với 50 -100 nano Tesla (nT) - đơn vị đo cường độ bão từ và cấp 5 là lớn nhất (khoảng 400-500 nT).
Do nằm trong chu trình 11 năm nên năm nay và năm sau khả năng sẽ có bão từ đạt cấp 4 – 5. Còn hiện tại và những ngày tới, bão từ chỉ ở mức nhẹ, tác hại để lại chưa nhiều.
Không quá lo ngại
Nằm trong vùng chịu tác động của bão từ, lại đang ở năm bão từ tăng tốc có thể khiến nhiều người lo ngại. Chưa có kết quả cụ thể nào cho thấy bão từ trực tiếp gây chết người mà chỉ ghi nhận ở những tác động nhỏ thoáng qua tới sức khỏe con người, sau đó lại trở về bình thường. “Bão từ đã thường xuyên xảy ra từ nhiều năm nay, nhưng khi đó có lẽ do con người chưa quan tâm tới sức khỏe nhiều như bây giờ nên không để ý”.
GS.TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia đã từng cho biết, những người bình thường sẽ không thể cảm nhận được bão từ, chỉ những người mẫn cảm với từ trường như người bị các bệnh thần kinh và tim mạch có thể có một vài cảm giác đặc biệt như mệt mỏi, đau nhức xương, bồn chồn, tim đập mạnh, làm việc kém hiệu quả...
Những người già, bệnh nặng khi bị tác động của bão từ với cường độ mạnh có thể bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, truỵ mạch... Bởi lẽ hoạt động điện học của tim mất ổn định khi điện từ trường thay đổi đã làm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc gây tai biến mạch máu não.
Ở một số nơi trên thế giới khi có bão từ xảy ra, những người điều trị trong bệnh viện liên quan tới bệnh tim mạch và thần kinh được đưa vào một cái lồng xung quanh là sắt có tác dụng ngăn cản biến thiên. Tại Việt Nam chưa có lồng như vậy nhưng giới chuyên môn khuyến cáo tốt nhất là trong thời điểm bão từ hoạt động mạnh, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần được nghỉ ngơi trong nhà có nhiều khung sắt thép; nhà cao tầng, tường dày, thoáng khí để giảm thiểu tác động của bão từ.
Vì thế, vào những ngày được dự báo có bão từ xuất hiện, người bệnh nên tránh hoạt động nhiều ngoài trời, nhất là với đối tượng đã được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài, bệnh nhân cần đi ô tô, tránh ra nắng không đội mũ, không có dụng cụ bảo vệ cơ thể.
Khi có sự biến động không tốt cho sức khỏe, cần uống đủ nước, tránh lo âu, tránh những kích thích không tốt cho tâm lý. Nặng hơn, mệt mỏi hơn thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM