Nhiều người đã tạm thở phào, nhưng với những người lo xa, họ cho rằng tình hình Ukraine vẫn còn phức tạp và sự bình yên tạm thời chỉ là “khoảng lặng trước cơn bão”.
Đại diện của EU đã có mặt ở thủ đô Kiev để bàn về tương lai Ukraine |
Sức nóng vô hình
“Ngày 25/2, chúng tôi đã lái xe lên khu vực Quảng trường Độc Lập. Đường đi khá thông thoáng và không gặp cản trở nào từ lực lượng an ninh. Tại đây, người biểu tình vẫn còn cố thủ, lều, trại vẫn còn nguyên và những đống đổ nát vẫn chưa được dọn dẹp. Nhưng tất cả đều diễn ra trong yên bình. Kiev đã trở lại nhịp sống thường ngày, không tiếng súng nổ, không còn bạo loạn, người dân như trút được gánh nặng và tạm quên đi cơn ác mộng của chiến tranh” - ông Lương Văn Duẩn- Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ Tĩnh ở Kiev kể với phóng viên.
Theo ông Duẩn, người Ukraine vốn dĩ rất hiền lành, thật thà, nên họ tin rằng, khủng hoảng đã chấm dứt. Nhiều người hiếu kỳ đã lên khu vực trung tâm chỉ để xem “tàn tích” của “cuộc cách mạng”. Công sở, trường học, cửa hàng và các khu chợ đã mở cửa trở lại. Nếu không nói đến sức nóng vô hình từ trong lòng chính trường Ukraine, thì vẻ bề ngoài của thủ đô Kiev đã có thể cho thấy sự yên lòng trong những ngày tới.
Cùng với những người dân sở tại, cộng đồng người Việt ở Kiev với khoảng 1.000 người cũng đã quay lại với nhịp sống hàng ngày. Bà con đã ra chợ buôn bán. “Tuy khách mua hàng chưa thực sự đông, nhưng công việc cũng đã trở lại bình thường và chúng tôi vừa trút được gánh nặng tâm lý trong những ngày qua” - ông Duẩn kể.
Cũng theo lời ông Duẩn, an ninh tại những khu vực có đông cộng đồng người Việt sinh sống cũng khá an toàn. Ở quận Depnansky- nơi có đông người Việt sinh sống, người dân nơi đây đã tự cử ra đội dân quân tự vệ để bảo vệ khu phố của mình. Đội này lên đến gần 1.000 người, mỗi nhóm khoảng 30 người thay nhau đi tuần liên tục suốt đêm.
“Từ khi có đội quân tự vệ, người Việt sống ở đây đã giảm hẳn nỗi lo sợ “nhóm đầu trọc” tấn công. Chúng tôi đã có thể đi ra ngoài vào ban đêm, thậm chí đi uống bia...” - ông Duẩn nói.
Người Việt lo sợ bị chia rẽ
Tuy nhiên, với những người lo xa, vẻ yên bình tạm thời ở Kiev vẫn không làm yên lòng họ. Anh Hồ Sĩ Trúc - một người Việt sống lâu năm ở Kiev cho biết: “Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, không thể chủ quan, bởi những nguy cơ vẫn còn hiện hữu”.
Anh Hồ Sĩ Trúc cho biết, người Việt ở Ukraine có khoảng 10.000, nhưng ở Kiev chỉ khoảng 1.000 người, còn chủ yếu sống ở những vùng khác như Odessa, Kharkov...
Theo anh Trúc, những ngày qua, người Việt ở các vùng khác vẫn gọi điện cho đồng hương ở Kiev bày tỏ lo ngại Ukraine chia rẽ hai vùng Đông- Tây. Nếu trường hợp này xảy ra, những người Việt đang sống ở phía Đông Ukraine và người Việt ở phía Tây Ukraine sẽ gặp khó khăn khi liên lạc với nhau. “Không ai biết rồi sẽ ra sao, tất cả chúng tôi đều đang rất thấp thỏm…” - anh Trúc chia sẻ.
Trong khi đó, những người khác thì lo ngại, căng thẳng vừa ra khỏi Kiev nay sẽ tràn về những vùng khác, trong đó có Crimea. Các phương tiện truyền thông Ukraine và Nga cho hay, ngày 24/2, khoảng 30.000 người cầm cờ Nga đã biểu tình phản đối chính phủ lâm thời của Ukraine. Đây là khu vực thân Nga và họ phản đối việc lật đổ ông Yanukovych.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?