Ít nhất 7 người thiệt mạng và khoảng 150 người khác mất tích khi một chiếc phà hai tầng bị đắm trên sông gần thủ đô Bangladesh vào đầu ngày 13/3. 35 người đã được cứu sống.
|
Thợ lặn đưa thi thể một nạn nhân bên trong phà bị đắm lên bờ.
Các nhân viên cứu hộ hiện bắt đầu vớt xác từ chiếc phà hai tầng Shariatpur 1. Phà bị đắm sau khi bị một tàu khác đâm ở giữa sông Meghna, ngay phía đông nam thủ đô Dhaka.
“Các thợ lặn đã đưa được thi thể của 7 người chết trong chiếc tàu bị đắm”, Azizul Islam, quan chức quận cho hay và cho biết số người chết chắc chắn còn tăng, bởi khoảng 150 người hiện vẫn đang mất tích.
Cảnh sát trưởng địa phương Shahidul Islam cho biết thêm, 35 hành khách đã được một chiếc phà khác cứu ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn vào khoảng 2h30 sáng.
Thuyền trưởng phà MV Mitali, phà đã cứu một số nạn nhân trên sông, cho biết “chúng tôi đã dừng phà sau khi nghe thấy tiếng kêu gào “cứu chúng tôi với, cứu chúng tôi với”.
Một hành khách được cứu, có tên Dulal, cho biết với báo chí địa phương rằng 8 người thân của anh hiện đang mất tích. Theo anh, khi vụ tai nạn xảy ra hầu hết mọi người đang ngủ.
Ít nhất 7 thi thể đã được tìm thấy trong khi 150 người bị mất tích.
Những hành khách được cứu khác cho biết chiếc phà quá đông người và chở theo hàng chục tải ớt.
Tàu thuyền là phương tiện đi lại chính ở các vùng nông thôn xa xôi của Bangladesh và tai nạn thường xuyên xảy ra, do thiếu tiêu chuẩn an toàn và do chở quá tải.
Số hành khách chính xác trên các chuyến phà thường không được rõ do danh sách khách thường không được quản lý theo quy định và nhiều người lên phà mới mua vé.
Đất nước nghèo và có mật độ dân số cao Bangladesh, với 150 triệu dân, nằm trên vùng châu thổ các sông đổ vào Vịnh Bengal.
Hồi tháng 4 năm ngoái, 32 người đã thiệt mạng khi một tàu chở khách bị đắm trên sông Meghna do va chạm với một tàu chở hàng.
Ít nhất 85 người đã bị chết đuối vào năm 2009, khi chiếc phà 3 tầng chở quá tải bị lật ngoài khơi đảo Bhola ở miền nam.
Giới chức hải quân cho biết hơn 95% trong tổng số hàng trăm ngàn tàu thuyền loại vừa và nhỏ ở Bangladesh không đáp ứng những quy định an toàn tối thiểu nhất.
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%