“Khi cô ấy nói mình không thể làm việc, người chủ và những tên giám sát đã đá vào bụng cô, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng".
|
Các nhà chức trách của bộ Lao động và cảnh sát bang Telangana, Ấn Độ, cho biết Suriya Bag, một người phụ nữ nhập cư từ bang Odisha đã chết hôm mùng 3/12. Trước đó, mặc dù mang thai được 4 tháng và bị lên cơn sốt, người phụ nữ này vẫn bị bắt phải làm việc trong lò nung gạch cách thành phố Hyderabad 180km.
A.Gandhi, Phó Ủy viên bộ Lao động Telangana tường thuật với Tổ chức Thomson Reuters “Khi cô ấy nói mình không thể làm việc, người chủ và những tên giám sát đã đá vào bụng cô, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.Ngay lập tức cô được đưa đến nhà một bác sĩ địa phương nhưng cô đã chết trong quá trình cứu chữa”.
Gandhi cho biết trong quá trình điều tra cái chết của người phụ nữ, cảnh sát và các nhà chức trách bộ Lao động đã đi kiểm tra lò nung gạch này và phát hiện ra 293 người, bao gồm cả đàn ông và trẻ em, đang phải làm việc trong điều kiện không hợp vệ sinh và vô nhân đạo nơi đây.
Những người công nhân phải ở trong những căn phòng lụp xụp, bẩn thỉu làm từ rơm rạ và phải ngủ trên những tấm thảm trên nền nhà. Không có nhà vệ sinh, đàn ông, phụ nữ, trẻ em phải tắm và đi vệ sinh ngoài trời. Tệ hại hơn nữa, mỗi bữa họ chỉ được cung cấp một ít thức ăn, Gandi cho biết thêm.
Những người di cư được giải cứu và đưa trở về nhà ở Odisha and Bag và được chính quyền bang Telangana đền bù 70.000 rúp (khoảng 22 triệu đồng).
Chủ lò nung và 3 tên giám sát đã bị buộc tội giết người và phải chịu mức án ít nhất là 10 năm tù giam.
Tại đây, những người công nhân đã không được nhận mức lương tối thiểu, bị hạn chế tự do, đi lại, đồng thời bị lạm dụng thể chất. Họ phải sống trong điều kiện không hợp vệ sinh và không có cơ sở vật chất cần thiết, P. Vasudeva Rao thuộc Hội đồng đoàn kết quốc gia Adivasi cho biết.
Hàng ngàn phụ nữ Ấn Độ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.
Trẻ em phải làm việc cực khổ tại lò nung gạch đầu ô nhiễm và nguy hiểm.
Trẻ em đã phải làm việc nặng nhọc ngay từ khi còn nhỏ.
Căn phòng làm bằng rơm rạ lụp xụp là nơi ở của hàng chục công nhân.
Không có nhà vệ sinh, tất cả các hoạt động sinh hoạt diễn ra bên ngoài trời.
Trong những năm qua, đã có hàng ngàn người Ấn Độ, phần lớn từ những vùng nông thôn, vùng nghèo khó bị những tên buôn người lừa gạt, hứa hẹn sẽ cho họ một công việc tốt, nhưng cuối cùng đã bán họ vào các khu mại dâm, các gia đình cần người giúp việc, các lò đóng gạch hoặc các xưởng dệt may.
Thậm chí, nhiều trường hợp, những người công nhân làm việc mà không được trả lương hoặc trở thành nô lệ của nợ lần. Nhiều người không chịu được đã bỏ đi biệt tích, gia đình cũng không thể tìm được dấu vết gì của họ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố về những điều không ngờ xảy ra sau khi con người chết
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này