Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến phải cắt bỏ một bên tinh hoàn ở những bé trai. Một điều nguy hiểm nữa là nếu đã xoắn tinh hoàn một bên thì bên kia nguy cơ sẽ bị xoắn tiếp là rất cao.
|
"Con mình được 1 tuần tuổi. Buổi sáng thay tã mình phát hiện 1 bên tinh hoàn của bé hơi ửng đỏ. Nghĩ là hăm tã nên mình thoa thuốc cho bé và vẫn tiếp tục kiểm tra. Đến trưa thì bé có vẻ đau khi bị chạm vào chỗ ửng đỏ, và quấy khóc không chịu ngủ. Đến chiều thì chỗ sưng đỏ bắt đầu cưng cứng. Mình sợ quá đưa con đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán là xoắn tinh hoàn, có khả năng hoại tử cao. Dù đã được mổ cấp cứu ngay, nhưng vẫn không kịp. Để bé vĩnh viễn mất đi một bên tinh hoàn khiến mình vô cùng ân hận", một mẹ chia sẻ trên diễn đàn VG.
Xoắn tinh hoàn khiến bé đau và khó chịu. (Ảnh minh họa).
Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến phải cắt bỏ một bên tinh hoàn ở những bé trai. Một điều nguy hiểm nữa là nếu đã xoắn tinh hoàn một bên thì bên kia nguy cơ sẽ bị xoắn tiếp là rất cao.
Đây được coi là một cấp cứu cần được phát hiện kịp thời để mổ tháo xoắn ngay. Tránh cho các bé trai phải ở trong tình trạng tinh hoàn 'một mất, một còn'. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về sau của các bé, các em sẽ rất dễ bị những sang chấn tâm lý khi lớn vì dị tật tự nhiên vướng phải.
1. Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
- Trẻ đau đột ngột vùng bìu là triệu chứng thường gặp nhất. Đau thường khởi phát vào ban đêm và thường đau một bên, có thể lan lên bẹn và hông lưng. Một vài trường hợp trẻ có thể buồn nôn, nôn và tiểu khó. Đau có thể tăng lên khi vận động nên trẻ thường nằm yên trên giường. Đau không giảm khi nghỉ ngơi và ngay khi ngủ.
- Dễ nhầm xoắn tinh hoàn với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to. Vì vậy, khi thấy tinh hoàn của trẻ có những biểu hiện bất thường như hơi tấy đỏ, sờ vào thấy hơi đau đau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
2. Ảnh hưởng sinh sản
Bác sĩ Ngọc Thạch cho biết, với bệnh xoắn tinh hoàn, "thời gian vàng" điều trị bệnh chỉ gồm sáu giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Cụ thể đến trước sáu giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn, còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, nếu đến trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu và đến trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khoa ngoại-thận niệu BV Nhi Đồng 2 nhấn mạnh để tránh cho trẻ bị xoắn tinh hoàn các bà mẹ phải chú ý nhiều đến yếu tố nguy cơ. Với những trẻ có tinh hoàn di động (lúc bà mẹ sờ thấy có, lúc lại không thấy tinh hoàn trong bìu) thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám xem có nguy cơ xoắn hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng một phẫu thuật nhỏ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn về sau. Ngoài ra, bác sĩ Thạch cũng lưu ý khi phát hiện trẻ đau vùng bìu đột ngột cần đưa đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Trẻ nam nên tránh những va chạm mạnh ở vùng nhạy cảm này tránh làm tổn thương đến tinh hoàn. Với những trường hợp đã từng bị cắt bỏ một tinh hoàn do bị hoại tử thì càng phải thận trọng hơn, vì nếu lỡ bị vỡ nốt tinh hoàn còn lại mà không đến BV điều trị kịp thời, cũng sẽ làm tinh hoàn bị hoại tử và không còn khả năng sinh con.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar