Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
|
Một số trẻ sơ sinh có những triệu chứng vàng da nặng hơn so với ở những trẻ sơ sinh khác. Về cơ bản, vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.
Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là xảy ra trong 2 tuần đầu tiên. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
Vàng da sinh lý
Xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt: Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi ngoài từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 – 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm.
Trẻ bị vàng da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 – 6 triệu hồng cầu/ mm3). Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu.
Vàng da ở trẻ thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là xảy ra trong 2 tuần đầu tiên. (Ảnh minh họa).
Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hóa ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng.
Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng mà chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sinh. Như vậy, nếu vừa sinh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi!
Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.
Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hàng ngày của người mẹ quá nhiều rau xanh, hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ.
Thế nào là vàng da bệnh lý?
TS Khu Thị Khánh Dung – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.
- Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
- Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
- Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…).
- Nồng độ Bilirubin/ máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng.
- Tốc độ tăng bilirubin/ máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.
Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng. (Ảnh minh họa).
Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chuẩn đoán và điều trị ngay, càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng.
Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da bệnh lý, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra.
Vàng da được chia thành 2 mức độ: Nhẹ thì da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt; hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ 3. Nặng thì da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.
Làm gì khi trẻ bị vàng da bệnh lý?
Theo bác sĩ Khánh Dung với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 – 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.
Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7 – 10 ngày sau sinh.
Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp; Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất; Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.
Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tùy theo từng trường hợp. Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.
Các nguy cơ của hiện tượng vàng da bệnh lý
Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy cơ sau đây, hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin chặt chẽ:
- Trẻ đã có anh chị em bị vàng da trước đó.
- Trẻ tiểu tiện không ướt tã và làm tã bẩn.
- Bị bầm tím khi sinh.
- Đẻ non.
- Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh).
- Mẹ có nhóm máu O hoặc Rh.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?