Đau bụng ở bé sơ sinh có nhiều cấp độ và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn trớ, da xanh tái… cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
|
Trẻ sơ sinh đau bụng do sinh lý
Dấu hiệu: Bé khoảng 3 tháng tuổi hay khóc thét về đêm, gập chân vào người (nhưng không có biểu hiện gì khác). Cơn khóc kéo dài trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện bé bị đau. Đây có thể bị hội chứng đau bụng sinh lý, thường gặp ở lứa tuổi này.
Nếu bậc cha mẹ lo ngại rằng mình có sai sót gì trong quá trình chăm sóc bé nên kiểm tra lại để tìm ra cách khắc phục.
Nguyên nhân: Có thể do bé nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá, do đói, do bị cuốn tã quá chặt… Nếu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bé sẽ hết đau bụng và ngoan hơn vào một hai ngày tới.
Trái lại, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám.
Trẻ sơ sinh đau bụng luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh đau bụng do không đi ngoài được
Dấu hiệu: Bé xuất hiện những cơn đau bụng kèm khóc ngất. Cơn đau bụng ớ bé thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
- Mặt bé đỏ hoặc có thể tái đi. Trong cơn đau, bụng bé có biểu hiện chướng lên, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua.
Nguyên nhân: Có thể do rối loạn tiêu hóa.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé không thể đi ngoài được. Bạn không nên tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ nào dành cho bé .
Đau bụng do tiêu chảy
Nếu bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, bé cũng thấy đau và khó chịu vùng bụng.
Dấu hiệu bé tiêu chảy: Bé đi ngoài liên tục; kèm dấu hiệu mất nước; bụng đau khi sờ nắn; da nhăn; mắt lõm; bé lừ đừ mệt mỏi.
Bé sơ sinh bình thường, đặc biệt những bé bú mẹ, có thể đi ngoài vài ba lần trong một ngày, thường sau vài lần bú, phân sệt, màu vàng sậm, bé tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
Nguyên nhân: Do bé bị rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn đường ruột. Một số bé do bú nhiều quá hoặc mẹ uống thuốc xổ, ăn thức ăn nhuận tràng.
Ngoài ra, bé có thể bị đau bụng do các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, lồng ruột, viêm tai, viêm màng não hay các bộ phận vùng bụng…
Việc xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh đau bụng bao giờ cũng khó khăn, cha mẹ nên dự đoán một số nguyên nhân kết hợp với việc trị liệu của bác sĩ. Nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu thấy bé có các dấu hiệu đau bụng sau.
- Đau mỗi lúc nặng hơn.
- Da bé tái nhợt, vã mồ hôi, đau gập cả người lại.
- Bé khóc thét khi bạn sờ vào bụng vì đau.
- Đau kèm sốt, nôn trớ nhiều.
- Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua, kèm theo nôn trớ.
Lưu ý: Các dấu hiệu trẻ sơ sinh đau bụng trên để tham khảo. Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu tình trạng mỗi lúc một xấu đi. Tuyệt đối không tự kết luận và điều trị cho bé mà không qua kết luận của bác sĩ.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar