Hệ thống truyền tải dữ liệu tự động trên máy bay Malaysia mất tích đã kịp truyền hai gói dữ liệu kỹ thuật về một trung tâm giám sát động cơ trước khi biến mất.
Một thành viên lực lượng tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích đang kiểm tra bản đồ, xác định khu vực cần tìm kiếm. Ảnh: AFP. |
Hầu hết các hãng hàng không đều sử dụng Hệ thống Báo cáo và Liên lạc (ACARS), tự động kiểm tra và tập hợp thành 4 báo cáo kỹ thuật trong mỗi chuyến bay, giúp kỹ sư có thể tìm ra vấn đề liên quan, hỗ trợ cho quá trình bảo dưỡng. Những báo cáo này được gửi đi qua sóng VHF hoặc vệ tinh khi cất cánh, trong lúc tăng độ cao, tại một số điểm nhất định trên lộ trình bay và lúc hạ cánh.
"Tất cả các máy bay của Malaysia Airlines đều được trang bị ACARS, hệ thống truyền tải dữ liệu tự động. Tuy nhiên, không có cuộc gọi khẩn cấp cũng như không có thông tin nào được truyền tải", New Scientist dẫn thông báo thứ 11 với truyền thông của Malaysia Airlines (MAS) cho hay.
Thông báo trên cho thấy MAS không nhận được dữ liệu nào. Tuy nhiên, Rolls Royce, nhà sản xuất động cơ Trent 800 cho chiếc Boeing 777 mất tích, lại thông báo nhận được hai báo cáo dữ liệu từ chuyến bay MH370 tại Trung tâm Giám sát sức khỏe động cơ toàn cầu ở thành phố Derby, Anh. Trung tâm này là nơi tiếp nhận báo cáo từ những động cơ của hãng đang được sử dụng theo thời gian thực.
Hai báo cáo mà Rolls Royce nhận được gồm một báo cáo được gửi lúc chuyến bay MH370 vừa cất cánh khỏi đường băng ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA). Báo cáo còn lại được gửi lúc máy bay đang tăng độ cao để bay tới Bắc Kinh.
Các dữ liệu về động cơ này được lọc ra từ một báo cáo ACARS tổng quát hơn, bao gồm tất cả hệ thống bay quan trọng và hệ thống điện tử của máy bay. Nó có thể cung cấp cho MAS một số manh mối hữu ích về tình trạng chiếc Boeing 777-200 trước khi biến mất.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), những báo cáo như vậy thường được giữ bí mật cho đến khi các nhà điều tra hàng không cần sử dụng.
Phi cơ Boeing 777-200 không bay đủ lâu để ACARS có thể gửi thêm một báo cáo dữ liệu. Nó biến mất khỏi màn hình radar vào khoảng 1h30 (giờ địa phương) sáng 8/3 trên Vịnh Thái Lan, ở vùng biển tiếp giáp giữa Malaysia và Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%