“Đơn vị thi công tự ý thi công trong phạm vi có cáp điện mà không phối hợp với đơn vị quản lý điện để giám sát an toàn thi công”....
Hiện trường sự cố ở đường Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) |
Trước đó, ngày 29/7, tại khu vực trước ngõ 296 đường Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội), hai công nhân hai công nhân bị điện giật cháy sém khi khoan trúng cáp điện ngầm. Hai công nhân được cho là của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Hà Nội.
Trả lời báo chí, ông Vũ Quang Hùng Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội cho biết, tuyến cáp trung thế cấp điện cho Trụ sở Bộ Công an gồm 2 tuyến cáp được rải từ trạm biến áp 110kV Nghĩa Đô đến Văn phòng trụ sở tại đường Phạm Văn Đồng được đưa vào sử dụng tháng 12/2010.
Trước khi đưa vào sử dụng tuyến cáp đã được chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 239/05- Bộ công an chủ trì và các bên liên quan trong đó có Công ty Điện lực Cầu Giấy là thành viên nghiệm thu đảm bảo an toàn vận hành, độ sâu đúng quy định.
Tuy nhiên, quá trình mở đường, một số vị trí cốt đường, cốt hè đã bị hạ thấp nên làm giảm độ sâu tuyến cáp so với ban đầu và có đoạn làm mất lớp băng tín hiệu cáp ngầm.
Ông Hùng cũng cho biết, phần lớn chiều dài tuyến cáp (không thuộc phạm vi mở đường) vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành.
Vị lãnh đạo EVN Hà Nội cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự việc vừa qua, do đơn vị thi công tự ý thi công trong phạm vi có cáp điện mà không phối hợp với đơn vị quản lý điện để giám sát an toàn thi công.
Bên cạnh đó, đơn vị thi công đã sử dụng người lao động chưa đủ năng lực thực hiện công việc, chưa được đào tạo về an toàn điện để thi công các công trình điện và không có cán bộ giám sát an toàn.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Hà Nội, Chính phủ và ngành điện có hệ thống các văn bản pháp quy để bảo đảm an toàn cho hệ thống điện và người lao động. Bộ Công Thương có quyết định số 12 ngày 17/6/2008 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện”.
“Nếu đơn vị thi công và người lao động tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn về an toàn điện nêu trên sẽ ngăn ngừa được những sự cố xảy ra”, ông Hùng cho biết.
Vị lãnh đạo EVN Hà Nội kiến nghị Chủ đầu tư cần đề cao yêu cầu về năng lực chuyên môn và an toàn lao động khi chọn các đơn vị thi công; Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp phép khi đơn vị thi công đã có hợp đồng giám sát an toàn điện với đơn vị quản lý điện trên địa bàn.a
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn