Năm 2011, làng bóng đá nội sục sôi với những phát ngôn hùng hồn, rồi hàng loạt hành động mang tính đột phá của bầu Kiên với mục tiêu làm đổi thay bóng đá Việt Nam.
|
Nhưng cho đến bây giờ, những việc mà bầu Kiên đã và đang làm lại mang đến những kết quả khiến nhiều người... cười nhạt.
Các cầu thủ CLB Hà Nội đang trải qua những ngày đen tối. Ảnh Internet
Một trong những nét mới trong sự ra đời của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), đấy là cải thiện chế độ cho lực lượng trọng tài khi đi làm nhiệm vụ. Thực tế, khoản tiền 5 - 8 triệu đồng/người, khiến giới trọng tài rất phấn khởi khi cầm còi, vác cờ đến các sân điều hành các trận đấu tại mùa 2012. Tuy nhiên, tính cả trận siêu cúp 2011, cúp quốc gia và bốn vòng đầu Super League, chuyện các trọng tài bị VPF nợ tiền chế độ xảy ra thường xuyên.
Chẳng phải bầu Kiên - một trong những người tích cực nhất cho sự ra đời của VPF - từng nói, việc tăng chế độ cho giới “Vua sân cỏ” vừa giúp các trọng tài an tâm cống hiến và đặc biệt để hạn chế tiêu cực trong bóng đá. Nghe thì thấy thích tai, nhưng đến bây giờ, như tâm sự của nhiều trọng tài, việc bị VPF nợ tiền chế độ từ tháng này qua tháng khác, khiến họ toàn phải mang tiền nhà đi trang trải, khi đi làm nhiệm vụ. Cái túi liên tục vị “viêm”, thử hỏi trọng tài có “tỉnh” được cái đầu trong mỗi quyết định trên sân cỏ?
Trước mùa 2012, bầu Kiên khiến nhiều đội bóng “nóng mặt” về việc tăng cường lực lượng. Công Vinh, Đại Đồng, hai cựu trụ cột của Hà Nội T&T đã bị bầu Kiên mê hoặc, đưa về đầu quân cho CLB Hà Nội. Bên cạnh đó, quyết định mua lại Hòa Phát Hà Nội khiến cho lực lượng của đội bóng thủ đô hùng hậu vô cùng. Với những động thái mua sắm ồ ạt, CLB Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu thứ hạng cao nhất, nhưng đến lúc này, thầy trò HLV Nguyễn Thành Vinh luẩn quẩn tìm đường thoát khi ra quân bốn trận thì đã bị thua hết ba trận tại Super League.
Thành tích bết bát là một chuyện, bây giờ nhìn vào CLB Hà Nội, ít ai tin rằng, “thiếu gia” đất Bắc lại khốn khổ về chuyện tiền nong đến như vậy. Chuyện cầu thủ CLB Hà Nội bị nợ lương đã kéo dài từ tháng 11-2011 đến tận bây giờ. Cám cảnh đến mức, ngày đội được về nghỉ Tết Nguyên đán, đợi mãi chẳng thấy bầu Kiên chia tiền thưởng Tết, cả đội ngồi la liệt dưới cầu thang, chờ tiền về.
Hay như câu chuyện cả đội bị ông chủ “quên” phát tiền mua sắm giày dép, quần áo tập luyện đã trở thành giai thoại ở đội bóng này. HLV Nguyễn Thành Vinh biết nỗi khổ của học trò, nhưng vấn đề là ông thầy người xứ Nghệ không thể tác động để bầu Kiên chăm chút hơn cho cả đội. Tính cách bầu Kiên cân đo, đong đếm trong việc đầu tư cho đội bóng luôn là điều khiến cầu thủ nơi đây cảm thấy chạnh lòng khi nhìn sang người hàng xóm Hà Nội T&T, nơi mà bầu Hiển chăm sóc tận răng cho quân của mình bằng các khoản thưởng, lương lớn. Đấy là chưa nói đến những chuyện “bí mật” phía sau của những bản hợp đồng mà trường hợp Thanh Trung “đình công” không chịu đá là điển hình.
Bầu Kiên nói thì rất hay, còn hiện tại, có vẻ tất cả đang chống lại ông luôn cả “ông chủ” VFF trong vụ lùm xùm cái tên gọi của giải cũng do chính ông điều hành?!
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM