Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết virút Ebola đang biến đổi nhanh chóng, khiến nó trở nên khó chẩn đoán và điều trị.
![]() |
Virút Ebola đang biến thể, trở nên 'khó chữa' |
“Chúng tôi nhận thấy virút này đang biến thể”, nhà khoa học Pardis Sabeti thuộc ĐH Harvard và Viện Broad ở Massachusetts, tác giả nghiên cứu, nói, Reuters trích đăng.
Theo Pardis Sabeti, họ đã tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm Ebola ở Sierra Leone. Kết quả phát hiện có hơn 300 biến đổi di truyền ở virút này khi nó lây từ người này sang người khác. Điều này có thể gây bất lợi cho các biện pháp điều trị trong tương lai cũng như các loại vắcxin đang được thử nghiệm lâm sàng.
Tại Thụy Điển, giới chức y tế ngày 31/8 xác nhận đã phát hiện một trường hợp nghi nhiễm virút Ebola ở thủ đô Stockholm.
Bệnh nhân là một thanh niên trẻ, gần đây đã đến một quốc gia châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi Ebola. Hiện anh này đã được cách ly sau khi bị sốt cao đêm 31-8.
"Phải, chúng tôi có một trường hợp nghi nhiễm Ebola, nhưng trường hợp này chưa được xác nhận", một quan chức Stockholm nói với The Wall Street Journal.
Quan chức này cũng cho biết mẫu máu của bệnh nhân đã được đem đi xét nghiệm và kết quả dự kiến sẽ có trong chiều tối nay 1/9.
Những tuần gần đây, có nhiều ca nghi nhiễm Ebola được phát hiện tại châu Âu, tuy nhiên các kết quả kiểm tra sau đó đều xác nhận họ không mang virút này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 26-8 đã có hơn 1.500 người chết vì virút Ebola ở bốn nước: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Tổng số ca nhiễm là 3.000. WHO cho rằng trước khi dịch bệnh được kiểm soát, số người nhiễm bệnh có thể lên đến 20.000.
Tại Senegal, hôm 28/8, giới chức y tế xác nhận đã phát hiện trường hợp đầu tiên bị nhiễm Ebola. Đây là quốc gia Tây Phi thứ năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này.
Tại Nigeria, chính phủ thông báo họ đã mua thêm xe để tăng cường tuần tra tại biên giới nhằm chống lại sự lan rộng của virút Ebola.
Một đội phản ứng nhanh cũng đã được thành lập nhằm đối phó hiệu quả với đại dịch này, theo Tân Hoa Xã. Đội này bao gồm các bác sĩ, các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm y tế và các chuyên gia khác, ngoài ra còn có các chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ và Tổ chức thầy thuốc không biên giới.
Tại Sierra Leone, Bộ trưởng Y tế Miatta Kargbo đã bị sa thải sau khi bị chỉ trích điều hành kém trong cuộc chiến chống lại Ebola. Lên thay bà là thứ trưởng Abubakarr Fofana từng theo học tại London, Anh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Rửa rau theo cách này: 1 người rửa, cả nhà mắc bệnh! 60% người Việt đang làm sai cách
-
Dấu hiệu nhận biết rau muống 'tắm' thuốc trừ sâu, chú ý ngay để bảo vệ sức khỏe cả gia đình
-
Phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu não rất đơn giản: 3 chỉ số không được quá cao, 1 bệnh không được bỏ qua và 6 điều không được xem nhẹ
-
Thời gian ngủ tốt nhất cho từng nhóm tuổi, bạn có ngủ đúng cách không?




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'