Ngày 26/8, ở tuổi 82, Neil Armstrong - người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng - đã qua đời vì các biến chứng sau phẫu thuật tim.
Neil Armstrong, ảnh chụp năm 2011 - Ảnh: Reuters |
Nhân loại đang nhớ về "một bước đi ngắn của một người, một bước nhảy vọt của nhân loại".
Anh hùng vĩ đại
Tổng thống Barack Obama đánh giá Neil Armstrong "là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của nước Mỹ - không phải của thời đại này mà của mọi thời đại".
Ngày 20/7/1969 là cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại khi loài người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Sự kiện đó được mô tả bằng câu nói nổi tiếng "một bước đi ngắn của một người, một bước nhảy vọt của nhân loại". Người có "bước đi ngắn" đó chính là phi hành gia Neil Armstrong, phi hành trưởng của con tàu Apollo 11.
Thời điểm đó đã có hơn 500 triệu người trên khắp thế giới - bằng khoảng 1/5 dân số lúc bấy giờ - theo dõi qua màn ảnh nhỏ hình ảnh phi thuyền Apollo đáp xuống mặt trăng. Armstrong và đồng nghiệp Edwin Aldrin đã có gần ba giờ đi bộ trên mặt trăng, thu thập mẫu vật và chụp hình. Armstrong nhận xét về quang cảnh trên mặt trăng: "Cảnh tượng thật kỳ vĩ, vượt hơn mọi trải nghiệm thị giác mà tôi từng có".
Khi nhận được tin Armstrong qua đời, Edwin Aldrin đã nói với BBC: "Quả thật rất buồn khi chúng tôi không còn bên nhau trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày phóng tàu. Tôi sẽ luôn nhớ tới Armstrong như một người chỉ huy tài giỏi".
Apollo 11 cũng là nhiệm vụ không gian cuối cùng của Neil Armstrong. Năm 1971, ông rời NASA để bắt đầu dạy về kỹ sư hàng không tại đại học Cincinnati.
Dù có tên trong lịch sử nhân loại và gắn chặt tên mình với cột mốc lớn của loài người nhưng Neil Armstrong là một người rất giản dị ngoài đời. Ông rất ít khi xuất hiện trước công chúng và nếu có, cũng chỉ phát biểu rất ngắn và ít đề cập đến việc đã từng bước đi trên mặt trăng.
Một cuộc đời với "ước mơ bay"
Neil Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại một nông trang ở Ohio. Ông có chuyến bay đầu tiên năm 6 tuổi cùng với cha mình. Từ đó Neil Armstrong đã nuôi một giấc mơ cháy bỏng được chinh phục không gian.
Thuở nhỏ, Neil Armstrong phụ việc trong một cửa hàng thuốc, đồng thời theo học lái máy bay. Năm 16 tuổi, ông có bằng lái máy bay trước khi có bằng lái xe hơi.
Sau đó, ông vào đại học Purdue học về kỹ sư hàng không rồi nhập ngũ, phục vụ cho hải quân Hoa Kỳ vào năm 1949. Ông đã có 78 phi vụ bay trong chiến tranh Triều Tiên. Hết chiến tranh, Neil Armstrong trở về Mỹ, học hết đại học Purdue rồi lấy tiếp bằng thạc sĩ cùng chuyên ngành tại đại học Nam California.
Ước mơ được bay của Neil Armstrong được tiếp tục khi ông trở thành phi công thử nghiệm của Cơ quan quản lý hàng không và không gian quốc gia. Ông được bay hơn 200 loại máy bay khác nhau, từ dù lượn cho tới phản lực.
Năm 1962 ông được nhận vào NASA và đến năm 1966, ông là chỉ huy của nhiệm vụ Gemini 8. Giáng sinh 1968, Neil Armstrong là chỉ huy dự bị của Apollo 8 thực hiện nhiệm vụ bay quanh mặt trăng 10 lần và dọn đường cho Apollo 11.
Trong thời gian 1971-1979 dạy học tại đại học Cincinnati, Neil Armstrong đã mua đất tại Lebanon để nuôi bò và trồng bắp. Từ năm 1982-1992 ông là chủ tịch của Charlottesville, một công ty máy tính chuyên cung cấp hệ thống quản lý thông tin cho các hãng máy bay.
Neil Armstrong - người đầu tiên bước trên mặt trăng - Ảnh: Reuters
Neil Armstrong ngồi trong khoan khi Apollo đáp xuống mặt trăng - Ảnh: Reuters
Ba phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11. Từ trái sang, Neil Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin - Ảnh: Reuters
Do cầm camera trong suốt chuyến đi bộ trên mặt trăng nên Neil Armstrong không có bất cứ tấm ảnh chất lượng cao này. Đây là ảnh Neil Armstrong thực tập vài tháng trước sứ mệnh Apollo 11 - Ảnh: Reuters
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?