Muốn nhận cháu bé ở chùa Bồ Đề đang mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi nhưng gia đình anh Nguyên không biết làm cách nào?
Vì sao không được nhận trẻ ở chùa Bồ Đề làm con nuôi? |
Gia đình anh Đăng Nguyên (Hà Nội) muốn nhận cháu bé Kiều Tâm Anh (bị bệnh ly thượng bọng bì nước) ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) làm con nuôi. Tuy nhiên thời gian vừa qua, vợ chồng anh đã gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý. Bởi vậy, dù vợ chồng anh Nguyên cùng nhóm thiện nguyện EB muốn đưa cháu bé đi bệnh viện để chăm sóc tốt hơn nhưng cũng đành chịu.
Nhiều người thắc mắc, tại sao gia đình có điều kiện, có lòng từ thiện muốn nhận nuôi con nuôi mà khó như thế? Và mới đây, bé Tâm Anh đã được chuyển về Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An (ở Ba Vì, Hà Nội), vậy nguyện vọng nhận con nuôi của vợ chồng anh Nguyên có dễ thực hiện hơn? Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình (Cục trưởng Cục Nuôi con nuôi - Bộ Tư pháp).
Chùa Bồ Đề nhận cũng sai, cho cũng sai
Theo ông Nguyễn Văn Bình, trước đây, gia đình nào muốn nhận nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề rất khó. Chùa Bồ Đề không có chức năng nuôi trẻ nên cũng không được phép cho ai nhận nuôi, ngoại trừ những trẻ còn cha mẹ đẻ hợp pháp. Những người cha mẹ đẻ này có thể quyết định cho con nuôi hay không. Khi đó, gia đình nhận nuôi con nuôi phải làm thủ tục qua chính quyền phường Bồ Đề.
“Với trẻ không có cha mẹ, chùa Bồ Đề nhận nuôi cũng sai mà cho đi cũng sai.” – Ông Cục trưởng nói.
Thời gian vừa qua, nhóm thiện nguyện muốn đưa bé Kiều Tâm Anh (cháu bé có giòi vì bệnh ly thượng bọng bì nước) đi bệnh viện mà không được cũng vì lẽ đó.
Ông Bình cho hay, khi đó, cháu bé đang được nuôi ở chùa Bồ Đề. Mặc dù việc nuôi dưỡng không hợp pháp nhưng nhà chùa vẫn có nghĩa vụ chăm sóc cháu bé. Nếu thấy bệnh tình nguy hiểm, chùa Bồ Đề phải cho bé đi bệnh viện. Ai có lòng từ thiện thì xin chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn bệnh viện. Nếu nhà chùa không đồng ý, nhóm thiện nguyện khó có thể giúp cháu bé. Nhóm thiện nguyện không có trách nhiệm đối với cháu bé này nên không thể tự đưa bé đi viện.
Nhận nuôi trẻ chùa Bồ Đề đã dễ hơn?
Nhưng kể từ bây giờ, khi những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề đã được chuyển về trung tâm bảo trợ xã hội, gia đình nào muốn xin nhận con nuôi sẽ dễ dàng hơn.
Cục trưởng Cục Nuôi con nuôi cho biết, hiện tại, các gia đình muốn nhận con nuôi phải chờ cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ chuyển những đứa trẻ này về trung tâm bảo trợ xã hội. Khi đó, các gia đình sẽ nộp hồ sơ xin nhận con nuôi.
Với những bé không còn cha mẹ hay người thân, trung tâm bảo trợ được coi là người giám hộ. Giám đốc trung tâm sẽ xem xét có đồng ý cho các gia đình nhận con nuôi hay không. Nếu đồng ý, trung tâm sẽ cấp hồ sơ của trẻ cho gia đình nhận nuôi. Sau đó, gia đình mang hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và hồ sơ của đứa trẻ ra phường đăng ký.
Nhưng trước hết, trung tâm bảo trợ phải ra thông báo tìm thân nhân. Nếu hết thời hạn mà không có người nào đến nhận, Sở Tư pháp sẽ thông báo về việc cho phép nhận con nuôi. Các gia đình trong nước được ưu tiên nhận con nuôi, sau đó mới đến gia đình nước ngoài.
“Nếu nhiều gia đình cùng xin nhận một đứa trẻ làm con nuôi, cơ quan chức năng sẽ chọn gia đình nào có điều kiện tốt nhất, không chỉ về kinh tế mà cả giáo dục, môi trường...” – Ông Cục trưởng nói thêm.
Luật Nuôi con nuôi quy định, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%