Trên dòng sông Mã đoạn chảy qua địa phận H. Quan Hóa và Bá Thước (Thanh Hóa), những chiếc tàu cuốc với khối lượng lớn vẫn gồng mình hoạt động hết công suất.
Những cỡ máy lớn như thế này có lúc hoạt động hết công suất cả ngày và đêm |
Lợi dụng nước mực nước sông Mã xuống thấp, một số cá nhân, công ty chưa được cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản đã dùng sà lan để khai thác vàng sa khoáng một cách bất hợp pháp. Việc khai thác khoáng sản “vô tội vạ” đã khiến dòng sông mã đang ngày một bị băm nát.
Tàu khai thác vàng đang neo đậu tại xã Thiết Kế - huyện Bá Thước.
Hiện nay, trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước đang có một số công ty được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản hiện có trên địa bàn. Thế nhưng, một số công ty lại lợi dụng vào việc này để khai thác nguồn khoáng sản tại đây, trong khi chưa được UBND tỉnh cấp phép khai thác.
Theo phản ánh của người dân, trên dòng sông Mã đoạn chảy qua một số xã thuộc huyện Bá Thước, những chiếc tàu cuốc với công suất lớn hoạt động suốt ngày đêm, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các hố sâu trên sông, rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ. Không những thế, các tàu khai thác còn phát ra tiếng ồn đinh tai nhức óc, đặc biệt là lượng lớn thủy ngân trong quá trình lọc vàng đang khiến dòng sông Mã bị “bức tử”.
Hiện chỉ có Tập đoàn H.A. là đơn vị được tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép phục vụ cho việc thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản nhỏ tại xã Lương Nội (huyện Bá Thước) và xã Hồi Xuân (huyện Quan Hóa). Còn một số cá nhân, tổ chức, công ty khác thì chủ yếu là khai thác “chui”.
Có mặt tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước, chúng tôi phát hiện một chiếc sà lan cỡ lớn đang neo đậu tại đây để phục vụ cho việc khai thác vàng sa khoáng. Chiếc sà lan này đã đậu ở đây từ những năm trước và tiến hành khai thác vàng sa khoáng. Ông chủ sà lan là người Hà Nội (Hà Tây cũ), hàng ngày vẫn cho sà lan đi dọc sông Mã đãi vàng sa khoáng thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước. Mỗi khi có cơ quan chức năng hai huyện này đến kiểm tra, ông chủ lại cho công nhân chạy trốn, hoặc kéo sà lan vào bờ neo đậu, sau khi cơ quan chức năng làm việc xong thì ông chủ lại co công nhân làm việc như không có chuyện gì xảy ra.
“Mấy ngày nay trời mưa to, nước chảy xiết nên không đi đãi vàng được, mấy ông chủ gửi sà lan ở đây về nhà rồi. Với lại, nước to như ri có đi làm thì ngày cũng chỉ được 4 -5 chỉ vàng họ cũng không làm mô. Họ gửi sà lan như ri mỗi ngày đêm phải trả 1,2 triệu đồng cho người coi giữ đó chú” – một người dân cho biết.
Dòng sông Mã đục ngầu do bị bức tử
Theo như một số người chuyên làm vàng ở đây, tình trạng đãi vàng sa khoáng này diễn ra mạnh mẽ nhất là vào dịp gần cuối năm và đầu mùa hè. Khi đó, mực nước sông Mã xuống thấp, rất thuận lợi cho người ta đào đãi vàng. “Dân đào đãi vàng thì tứ xứ khắp mọi nơi đỗ về, cả Hòa Bình, Ninh Binh, Hà Nội... Đa số người ta đãi trộm chứ có dám công khai như mấy ông mở công ty. Dầm mình cả ngày dưới lòng sông nhưng có được mấy phân vàng đâu, nhiều khi đang đãi, cán bộ đến kiểm tra thì họ chạy tán loạn vào rừng, bỏ lại cả đồ nghề dưới sông ấy” - một người dân sống gần khu vực khai thác cho biết
Địa điểm khai thác được chủ tàu thay đổi liên tục, có khi vài tuần hoặc vài 3 tháng lại di chuyển một lần. Mỗi lần thay đổi vị trí như thế, họ để lại lòng sông lại ngổn ngang đất đá, nước đục ngầu, nhiều đoạn bị tắc kín dòng chảy.
Để tận mắt chứng kiến dòng sông Mã bị “bức tử”, chúng tôi đã có buổi đi thực tế dọc theo con sông Mã và phát hiện rất nhiều đoạn sông bị đào bới, cát, sỏi bị xới tung. Nhiều vị trí, các máy đãi vàng sa khoáng còn đào sát vào bờ sông để lấy vàng gây sạt lở cao, nhất là mùa mưa đã tới rất gần. Bên cạnh đó,việc đào bới lấy vàng sa khoáng “vô tội” vạ trên dòng sông Mã cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy tự nhiên của sông Mã sau này.
Để khắc phục tình trạng khai thác trái phép trên dòng sông Mã, đã nhiều lần các cơ quan chức năng hai huyện Quan Hóa và Bá Thước cũng phối hợp tổ chức truy quét nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, mọi chuyện đâu lại vào đấy.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?