Khác với khu vực chứng khoán chịu tác động chủ yếu từ báo cáo kết quả kinh doanh của khối doanh nghiệp trong quý 4/2011, các thị trường hàng hóa toàn cầu như vàng, dầu thô, nông sản chủ yếu biến động theo tình hình châu Âu và sự lên xuống của USD.
|
Thị trường hàng hóa đang biến động theo tình hình châu Âu và sự lên xuống của đồng USD.
Trong tháng 11/2011, sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức đã suy giảm 0,6%. Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là yếu tố làm tăng thêm những lo lắng của thị trường đối với tình hình kinh tế của châu Âu.
Trước đó, một yếu tố khác cũng làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư là bài báo trên tạp chí Der Spiegel của Đức nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã mất niềm tin vào khả năng phục hồi nền tảng tài chính công cũng như thanh toán nợ của Hy Lạp.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về tình hình của Hungary sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cuối tuần trước đã hạ xếp hạng của nước này một bậc xuống BB+, với triển vọng tiêu cực, khiến trái phiếu của quốc gia châu Âu này bị liệt vào hàng rủi ro cao.
Tuy nhiên, kết quả cuộc họp tại Berlin giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã phần nào giảm bớt những quan ngại của giới đầu tư đối với sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo khu vực đối với bài toán nợ nần.
Theo hãng tin Reuters, hai nhà lãnh đạo Đức, Pháp đã gặp nhau tìm biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết khủng hoảng nợ công, tình trạng thất nghiệp tại các nước Khu vực đồng Euro, hoàn tất thỏa thuận tăng cường phối hợp tài chính trong khu vực.
Hai nhà lãnh đạo cũng chủ trương trao đổi về thuế giao dịch tài chính mới mang tên "thuế Tobin" do Pháp khởi xướng, một biện pháp răn đe hành động đầu cơ và mang lại nguồn tài chính mới cho Liên minh châu Âu nếu được áp dụng cho toàn khối.
Song, giới quan sát cho biết, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu vẫn còn bất đồng về thuế này. Hôm 8/1, Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ phủ quyết "thuế Tobin" bởi lo ngại quy định mới có thể gây ra những thiệt hại cho trung tâm tài chính London.
Thị trường hiện đang chú ý tới kết quả các đợt phát hành trái phiếu chính phủ ở Italy và Tây Ban Nha, sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Độ tin tưởng của nhà đầu tư vào công cuộc giải quyết khủng hoảng nợ như thế nào sẽ được thể hiện qua những sự kiện này.
Mặc dù thị trường có nhiều yếu tố tốt, xấu đan xen trái chiều nhau, song điều này đã góp phần giúp đồng Euro tăng giá nhẹ trở lại và hạ nhiệt USD. Chốt phiên 9/1, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã giảm xuống 81,040 điểm.
Dầu thô xuống giá phiên thứ ba
Chốt phiên giao dịch ngày 9/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm nhẹ 25 cent, tương ứng 0,3%, xuống 101,31 USD/thùng trên sàn New York. Giá thấp nhất trong ngày của dầu thô loại này là 100,1 USD, cao nhất là 102,15 USD/thùng.
Như vậy, dầu thô đã giảm giá phiên thứ 3 liên tiếp. Kể từ phiên thứ 4 tuần trước, khi giá dầu tăng mạnh lên trên vùng 103 USD/thùng cho tới kết thúc phiên đêm qua, mặt hàng năng lượng này đã giảm giá tới 1,9%.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá khí tự nhiên giao tháng 2 giảm 5,1 cent, tương ứng 1,7% xuống 3,011 USD/triệu BTU. Ngược lại, giá dầu sưởi tăng chưa tới 0,1% lên 3,07 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn đứng ở 2,76 USD/gallon, tăng chưa tới 0,3%.
Giá vàng giảm phiên thứ hai
Tương tự thị trường dầu thô, giá vàng giao sau cũng giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 9/1. Tuy nhiên, việc đồng USD suy yếu đã giúp giá mặt hàng kim loại quý này đứng vững trên ngưỡng 1.600 USD/ounce.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 2 giảm 8,7 USD, tương ứng 0,5%, xuống 1.608,1 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trong phiên, giá vàng loại này dao động trong khoảng 1.605,7 cho tới 1.624,6 USD/ounce.
Cùng chiều với vàng, giá đồng giao tháng 3 giảm 0,6% còn 3,42 USD/lb. Trong khi palladium cùng hạn tăng 0,6% lên 617,85 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 4 tăng 1,5% lên 1.429,6 USD/ounce. Bạc giao tháng 3 lên 28,78 USD/ounce.
Nông sản đồng loạt lên giá
Ngược hẳn với xu thế giảm giá của vàng, dầu thô, hầu hết các mặt hàng nông sản tăng giá trong phiên 9/1, nhờ sự đi xuống của đồng USD. Việc USD hạ nhiệt được xem là yếu tố có lợi cho các loại hàng hóa tính giá bằng đồng tiền này.
Cụ thể, giá ca cao giao sau tăng tới 142 USD, tương ứng 7%, lên 2.170 USD/tấn. Giá ngô tăng 1,32% lên 652 cent/bushel. Giá đậu tương tăng 3,05% lên mức 1.233 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát tăng 0,85% lên 14,805 USD/cwt.
Giá cà phê arabica tăng 0,05% lên mức 221,85 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng 0,21% lên 23,34 cent/lb. Giá len trên sàn SFE tăng 0,75% lên 1.345 cent/kg. Giá yến mạch tăng mạnh 2,87% lên 295,5 cent/bushel.
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?