“Con ghét mẹ!” - Hãy tin rằng bạn không phải người mẹ duy nhất cảm thấy chạnh lòng khi nghe con nói thế. Nên làm gì với bé đây?
|
Chị Cẩm Tú (Phương Mai, Hà Nội) đã phản ứng khá nhanh khi bé Bi, con trai 5 tuổi của chị nói ghét mẹ chỉ vì mẹ làm rơi sách truyện của cậu xuống sàn: “Được rồi, con nên tận hưởng nốt đêm nay ngủ trong nhà bố mẹ. Mai mẹ sẽ tìm cho con một người mẹ mới và con đến ở với cô ấy, không được mang theo đồ chơi”.
Cách phản ứng hay hơn:
Các chuyên gia đều khuyên mọi bà mẹ không nên cảm thấy tự ái hay chạnh lòng, bé không thực sự nghĩ như vậy khi nói ra điều đó, chỉ là bé đang nóng giận mà thôi.
Tất nhiên không dễ dàng khi phải nghe bé nói không thích bạn hay phê phán kỹ năng làm mẹ của bạn, nhưng để bé nghĩ rằng bạn hoàn toàn vui vẻ nếu “thoát khỏi” khỏi bé, hay tệ hơn là để bé nghĩ bạn cũng ghét bé - là điều không nên. Bởi trẻ dưới 9 tuổi mới chỉ hiểu được nghĩa đen của lời nói, chưa thể nắm bắt được các yếu tố tâm lý phức tạp sau mỗi lời nói. Bạn sẽ phá hỏng lòng tin nơi bé dành cho bạn.
Để giữ được bình tĩnh, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến bé nói “con ghét mẹ”. Bé hay nói vậy vào thời điểm điển hình nào không? Lúc quá mệt, hay khi bé thất vọng vì một chuyện gì đó?
Ảnh minh họa
Hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh trở lại rồi bạn nói: “Mẹ thấy buồn khi nghe con bảo con ghét mẹ”. Hầu hết trẻ sẽ có cảm giác hối hận khi cơn nóng giận qua đi.
Thêm một điều nữa bạn nên lưu ý, cho dù là cha mẹ, bạn vẫn không phải người hoàn hảo và không cần tỏ ra hoàn hảo trước mặt con. Hãy biết nói “bố/mẹ xin lỗi” và thay đổi cách cư xử nếu thực sự thấy mình có điều chưa đúng với con.
“Mẹ chẳng cho con làm gì cả!”
Sẽ có lúc đứa con 10 tuổi nói với bạn rằng “mẹ không bao giờ cho con làm gì con muốn”. Cách phản ứng tốt nhất là nói với con: “Có chuyện gì à? Mẹ có cảm giác con đang buồn không chỉ vì không được sang nhà bạn Tít?”.
Dù lời bạn nói có đúng hay không bé cũng muốn giãi bày với bạn, ít ra bạn đã mở cánh cửa để bé chấp nhận chia sẻ với bạn rồi.
“Con muốn ngay bây giờ!”
Bạn đang chuẩn bị bữa tối còn bé thì nói: “Mẹ, con muốn ăn bánh quy”. Bất kể lời bạn nói rằng con sẽ được ăn bánh quy sau khi đã dùng xong bữa tối, bé vẫn nằng nặc “con muốn ăn luôn bây giờ”. Bạn sẽ xử lý ra sao?
Cách phản ứng hay nhất là nói “không” một hay hai lần, sau đó lờ đi nếu bé tiếp tục nằn nì, đánh lạc hướng bé bằng một việc khác, ví dụ như giả bộ đột nhiên nhớ ra rồi hỏi bé: “À mẹ định hỏi con mà cứ quên mất, bài “Bà ơi bà” phải múa như thế nào ấy nhỉ?”. Bé sẽ vui vẻ trình diễn ngay mà chẳng thèm đoái hoài đến bánh quy nữa đâu.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%