Ngày 23/9/2014, TAND tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Thị Lệ Thủy (54 tuổi, TP.Long Xuyên) về tội 'Mua bán người' từ 17 năm trước.
Buôn bán phụ nữ vào động mại dâm (Ảnh minh hoạ) |
Tú bà kiêm mẹ mìn
Năm 1992, Trương Thị Lệ Thủy sang Thủ đô Phnom-pênh của Campuchia mở động chứa mại dâm. Thấy nghề kinh doanh thân xác phụ nữ kiếm bội tiền, nắm được tâm lý khách “hảo ngọt” ưa mới lạ nên “động” của Thủy luôn phải có “hàng tươi” thì mới hút khách.
Nhận thấy nếu cứ trao đổi “hàng” với các “động” khác thì không ổn vì không có lạ và độc nên Thủy nảy sinh ý định về Việt Nam tìm gái trẻ đưa sang Campuchia bán dâm.
Ngày 28/7/1996, Thủy về Việt Nam với mục đích tìm mua phụ nữ mang sang nhà chứa để phục vụ cho việc “buôn phấn bán hương” thì gặp người bạn cùng ấp trước kia là Nguyễn Thị Măng. Nhìn vẻ già nua, lam lũ của Măng - một “hoa khôi ấp” trước kia da trắng tóc dài, từng khiến bao anh chàng đắm đuối si mê mà Thủy suýt nữa thì không nhận ra. Măng lấy chồng sớm, đẻ được hai cô con gái cũng đẹp như hoa, ấy vậy mà chồng Măng chẳng chuyên tâm với gia đình, bỏ mẹ con Măng đi theo gái trẻ. Năm 1996 Măng mới ngoài 30 tuổi, ở cái tuổi đang độ chín, hấp dẫn nhất của người đàn bà mà nỗi khổ ải, vất vả khiến Măng trông như đã toan về già.
Từ khi bị chồng bỏ rơi, một mình Măng cặm cụi làm lụng nuôi con, chăm sóc cha già mẹ yếu. Thủy nhìn thấy bạn như vậy nên thương tình, mặc dù biết Măng không còn trẻ nữa nhưng vẫn tỉ tê rủ Măng sang bên đó “làm ăn” với mình. Thuỷ cũng nói rõ mục đích rủ Măng sang đó là để bán dâm, vừa nhàn hạ, lại có tiền tiêu. Thủy bảo “ông ăn chả thì bà ăn nem”, chồng nó bỏ mình đi theo gái thì chẳng tội gì mình ở vậy. Tuy vậy Măng từ chối vì biết mình nhan sắc đã “chớm chiều”, ở quê nhà lại còn cha mẹ già, con nhỏ nên không thể dứt áo mà đi.
Vẫn không từ bỏ ý định, Thuỷ gạ gẫm Măng hay là cho hai đứa con gái sang làm việc cho mình, bù lại Thủy sẽ “bồi dưỡng” cho Măng 1 triệu đồng để trang trải nợ nần. Vậy là vừa có tiền tiêu, lại không phải nuôi con. Con gái lớn của Măng là Tuyết Mai khi đó 21 tuổi, con gái nhỏ Bạch Hồng 16 tuổi, cả hai thiếu nữ đều thừa hưởng những nét đẹp trời ban từ mẹ.
Mặc dù ban đầu Măng không đồng ý cho con gái đi làm cái nghề mạt hạng kia nhưng Thuỷ vẫn kiên trì thuyết phục. Thuỷ bảo Măng: “Đời người con gái ngắn lắm, sắc đẹp thì mau tàn, tội gì mà không tận hưởng. Đời mình coi như đã uổng phí vì vớ phải thằng chồng chẳng ra gì, vậy tại sao lại cứ bắt con gái phải đi vào vết xe đổ của mẹ nó. Chi bằng coi như cho con sang đó kiếm tiền vài năm, rồi quay về quê lấy chồng, vẫn chính chuyên như ai, nào ai biết quá khứ đi đâu, làm gì bên đó...”.
“Mưa dầm thấm lâu”, nhưng lời nói của Thuỷ đã đánh vào đúng tâm lý của người đàn bà nghèo khổ bị phụ tình. Cuối cùng Măng đã đồng ý bán hai con gái cho Thủy với giá 1 triệu đồng. Tuyết Mai và Bạch Hồng đang ở tuổi mới lớn, ham chơi, lần đầu tiên trong đời được đi chơi xa, được Thủy ứng tiền mua sắm cho quần áo đẹp, được Thủy cho ăn “bánh vẽ” về một cuộc sống sung túc, nhàn hạ xứ người nên vô cùng phấn khởi. Các thiếu nữ đâu biết rằng từ khi khăn gói quả mướp theo Thủy sang Campuchia bán dâm cũng là lúc cánh cửa địa ngục chính thức khép lại thời thiếu nữ tự do, vô ưu của họ.
Đi tù vì buôn bán phụ nữ và trẻ em (Ảnh minh hoạ)
Trả giá cho hành vi tội lỗi
Năm 1997, Thủy tiếp tục về Việt Nam nhờ Măng tìm “hàng” và hứa sẽ trả công 200.000 đồng/người. Trưa ngày 13/3/1997, Măng dụ dỗ Nguyễn Hồng Thúy (SN 1981) bảo đi sang Campuchia bán quán nước được trả lương cao và được Thuý đồng ý. Lập tức Măng đưa
Thúy đến gặp Thủy, thấy “hàng” trẻ đẹp, Thủy mừng như bắt được vàng và trả công cho Măng 200.000 đồng như đã thỏa thuận. Biết hoàn cảnh của Thúy khó khăn, Thuỷ còn hào phóng cho Thúy mượn 300.000 đồng để đem về cho gia đình. Nhận tiền xong, trên đường Măng về nhà thì bị Nguyễn Văn Thới (cậu ruột của Thúy) phát hiện gặng hỏi, Măng thừa nhận vừa môi giới cho Thúy đi làm bên Campuchia. Biết hành vi của Măng phạm pháp, anh Thới liền đến Công an phường Mỹ Long trình báo bắt giữ Măng. Lúc này Thủy đã đưa Thuý sang Campuchia trót lọt. Tại phiên toà sơ thẩm của TAND tỉnh An Giang vào ngày 14/4/1998, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thị Măng 10 năm tù về hai tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em”.
Riêng Thủy, lợi dụng sơ hở đã kịp bỏ trốn, đến ngày 27/3/2014 thì bị bắt theo lệnh truy nã. Điều đau xót nhất khi Thuỷ khai nhận, sang đó bán dâm, sau một thời gian ngắn bị vắt kiệt sức lực, Tuyết Mai và Bạch Hồng đã mắc bệnh nan y rồi qua đời khi họ mới ngoài 20 tuổi.Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/9/2014 của TAND tỉnh An Giang, bị cáo Trương Thị Lệ Thủy đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, tha thiết xin được giảm nhẹ hình phạt. Do tình trạng sức khoẻ không ổn nên Thuỷ được Toà cho phép được ngồi trong cả phiên xét xử. Sau khi cân nhắc, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trương Thị Lệ Thủy 5 năm tù về tội “Mua bán người”.
Thạc sĩ Trần Duy Bình (TAND tỉnh An Giang) phân tích: Qua vụ án này có một số vướng mắc pháp lý cần làm rõ. Thứ nhất, mặc dù là con mình đẻ ra nhưng không có quyền đem bán, kể cả bán trẻ về làm con nuôi nhà khác để có cuộc sống khá giả hơn. Ở đây, hành vi của Măng bán 3 nạn nhân, ngoài 2 thiếu nữ đã trưởng thành còn có con đẻ của Măng là cháu Bạch Hồng khi đó mới 15 tuổi nên cấu thành 2 tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em” theo Bộ luật Hình sự 1985. Thạc sĩ Bình lưu ý, hiện nay tình hình tội phạm mua bán trẻ em, mua bán người diễn biến rất phức tạp, tinh vi, nhiều hành vi trá hình dưới hình thức cho làm con nuôi, môi giới làm con nuôi, môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm... Vậy nên người dân phải hết sức tỉnh táo cảnh giác để không trở thành nạn nhân bị mua bán hoặc phạm tội một cách đáng tiếc.
Vậy tại sao Nguyễn Thị Măng phải chịu trách nhiệm hình sự về 2 tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em” nhưng Trương Thị Lệ Thuỷ chỉ phạm 1 tội “Mua bán người” mà không phạm tội “Mua bán trẻ em”. Thạc sĩ Trần Duy Bình lý giải: Thời điểm năm 1997 khi hành vi phạm tội của Măng bị phát giác, mặc dù Măng có khai ra Thủy nhưng do chỉ có duy nhất lời khai của Măng, không thể kiểm chứng nên cơ quan công an không khởi tố Thuỷ. Mãi đến ngày 27/3/2014 Thủy mới về nước và bị bắt thì đã hết thời hiệu xử lý hình sự đối với hành vi Thủy mua bán Tuyết Mai và Bạch Hồng. Đó chính là lý do Thủy chỉ phải chịu trách nhiệm về một hành vi “Mua bán người”.
Lý giải thêm, Bộ luật Hình sự năm 1985 tại Điều 119 quy định về tội “Mua bán phụ nữ”, khách thể bị xâm hại ở đây bị thu hẹp, chỉ xác định là phụ nữ. Quy định như vậy khá cập vì thực tế, nếu hành vi mua bán nam giới (không phải là trẻ em) đương nhiên sẽ không phạm tội. Khắc phục điều này, lần sửa đổi năm 1999, tội danh “Mua bán phụ nữ” được sửa đổi bổ sung thành tội “Mua bán người”, như vậy khách thể bảo vệ rộng hơn, bao hàm cả phụ nữ và nam giới.
Thạc sĩ Trần Duy Bình (TAND tỉnh An Giang) phân tích: Qua vụ án này có một số vướng mắc pháp lý cần làm rõ. Thứ nhất, mặc dù là con mình đẻ ra nhưng không có quyền đem bán, kể cả bán trẻ về làm con nuôi nhà khác để có cuộc sống khá giả hơn. Ở đây, hành vi của Măng bán 3 nạn nhân, ngoài 2 thiếu nữ đã trưởng thành còn có con đẻ của Măng là cháu Bạch Hồng khi đó mới 15 tuổi nên cấu thành 2 tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em” theo Bộ luật Hình sự 1985. Thạc sĩ Bình lưu ý, hiện nay tình hình tội phạm mua bán trẻ em, mua bán người diễn biến rất phức tạp, tinh vi, nhiều hành vi trá hình dưới hình thức cho làm con nuôi, môi giới làm con nuôi, môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm... Vậy nên người dân phải hết sức tỉnh táo cảnh giác để không trở thành nạn nhân bị mua bán hoặc phạm tội một cách đáng tiếc. Vậy tại sao Nguyễn Thị Măng phải chịu trách nhiệm hình sự về 2 tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em” nhưng Trương Thị Lệ Thuỷ chỉ phạm 1 tội “Mua bán người” mà không phạm tội “Mua bán trẻ em”. Thạc sĩ Trần Duy Bình lý giải: Thời điểm năm 1997 khi hành vi phạm tội của Măng bị phát giác, mặc dù Măng có khai ra Thủy nhưng do chỉ có duy nhất lời khai của Măng, không thể kiểm chứng nên cơ quan công an không khởi tố Thuỷ. Mãi đến ngày 27/3/2014 Thủy mới về nước và bị bắt thì đã hết thời hiệu xử lý hình sự đối với hành vi Thủy mua bán Tuyết Mai và Bạch Hồng. Đó chính là lý do Thủy chỉ phải chịu trách nhiệm về một hành vi “Mua bán người”. Lý giải thêm, Bộ luật Hình sự năm 1985 tại Điều 119 quy định về tội “Mua bán phụ nữ”, khách thể bị xâm hại ở đây bị thu hẹp, chỉ xác định là phụ nữ. Quy định như vậy khá cập vì thực tế, nếu hành vi mua bán nam giới (không phải là trẻ em) đương nhiên sẽ không phạm tội. Khắc phục điều này, lần sửa đổi năm 1999, tội danh “Mua bán phụ nữ” được sửa đổi bổ sung thành tội “Mua bán người”, như vậy khách thể bảo vệ rộng hơn, bao hàm cả phụ nữ và nam giới. |
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%