Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 26-2, với bảy phiếu thuận và hai phiếu chống, tòa án hiến pháp Hàn Quốc phán quyết luật năm 1953 về kết án người ngoại tình nhằm bảo vệ giá trị gia đình là vi hiến.
![]() |
|
Những người bị truy tố hoặc bị kết án tội ngoại tình sau 30-10-2008 có thể yêu cầu hủy án.
Chủ tọa tòa án hiến pháp Park Han-chul nhận định: “Cho dù ngoại tình được xem như hành vi vô đạo đức nhưng quyền lực công không nên can thiệp vào cuộc sống riêng tư của cá nhân… Khái niệm các quyền cá nhân về cuộc sống tình dục đã thay đổi”.
Theo AFP, đây là lần thứ năm tòa án hiến pháp Hàn Quốc xem xét hủy bỏ tội danh ngoại tình. Trước đó, năm 1990-2008, tòa án hiến pháp đã bốn lần bác đề nghị hủy tội danh này. Đến năm 2008, số thẩm phán trong tòa án hiến pháp ủng hộ hủy bỏ tội danh ngoại tình đã chiếm đa số nhưng chưa bỏ phiếu thông qua.
Từ năm 1985 đã có 53.000 người bị truy tố ngoại tình, trong đó 2/3 bị kết án. Từ tháng 11-2008 đến đầu năm nay, chỉ còn 0,4% trong 5.466 người bị truy tố và số người bị kết án càng hiếm hơn. Năm 2004 có 216 người ngồi tù, đến năm 2008 chỉ còn 42 người và sau đó còn 22 người.
Ở châu Á chỉ còn Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và lãnh thổ Đài Loan kết tội người ngoại tình. Hàn Quốc cũng là quốc gia không theo Hồi giáo xem ngoại tình là hành vi phạm tội.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Tiên đoán đầu tiên của bà Baba Vanga về năm 2025 đã ứng nghiệm
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức




-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới