Theo lịch ban đầu, hành khách và phi hành đoàn đi trên chuyến bay QZ 8501 sẽ hạ cánh xuống Singapore vào 8h30 sáng ngày 28/12.
Giới quan sát nói rằng khả năng xử lý của phi công rất quan trọng, khi máy bay đi vào khu vực có điều kiện thời tiết xấu |
Họ rời khỏi sân bay quốc tế Juanda ở Indonesia vào sáng sớm ngày hôm đó và phi công đã xin đảo hướng bay trong bối cảnh thời tiết ngày càng xấu đi. Chuyện xảy ra tiếp theo là máy bay đã mất tích và người ta vẫn đang nỗ lực tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này.
Thời tiết xấu là nghi vấn lớn nhất
Mối quan tâm chính của giới quan sát hiện tập trung vào thông tin nói rằng phi công đã đổi hướng vì thời tiết không thuận lợi. Khu vực chiếc máy bay hoạt động là một vùng hội tụ nhiệt đới, nổi tiếng vì hay có hiện tượng thời tiết thất thường và bão sấm sét.
Các phi công thường được khuyến cáo cần có biện pháp đề phòng và tránh bão sấm sét. Dường như tránh cơn bão này là điều mà các phi công điều khiển chiếc máy bay Airbus A320 của hãng AirAsia đã cố thực hiện.
Hiện chưa rõ viên phi công của AirAsia đã tiến hành đảo hướng khi nào và ở khu vực nào. Chuyên gia hàng không Richard Quest của hãng tin CNN nói rằng các nhà điều tra cần tập trung sự chú ý vào tình tiết này.
"Chỉ riêng thời tiết xấu sẽ không thể khiến chiếc máy bay bị rơi" - ông nói - "Nguyên nhân do máy bay sẽ không gặp vấn đề gì nếu phải đi qua thời tiết xấu. Tuy nhiên việc phi công phản ứng ra sao với thời tiết xấu lại là một vấn đề lớn. Đây là quan điểm được giới trong nghề đồng tình.
"Một cơn bão sấm sét sẽ thử thách nhiều khả năng của phi công. Trong một thiết bị mô phỏng hoạt động, phi công còn có cơ hội thứ hai. Nhưng trong tình huống thực ngoài đời, người ta sẽ chẳng thể nào nhấn nút "làm lại"" - một cơ trưởng có thời gian bay lớn đề nghị giấu tên nói với tờ Business Standard của Ấn Độ.
Theo lời Quest, với việc 2 phi công có số giờ bay lên tới 8.000 giờ, họ có thể được xem là những người "tương đối giàu kinh nghiệm". Reuters nói rằng vào thời điểm mất tích, chiếc máy bay đang di chuyển ở độ cao gần 10km và nó đã xin nâng độ cao lên gần 12 km. Cả 2 độ cao hành trình này đều nằm ở ngưỡng an toàn nhất trong hành trình bay.
Tuy nhiên Mary Schiavo, một nhà phân tích hàng không của CNN kiêm cựu điều tra viên của Bộ Giao thông Mỹ, tin rằng thời tiết có thể đã thay đổi quá nhanh khiến các phi công không kịp trở tay. "Khi tình trạng thời tiết xấu xuất hiện, các phi công trở nên đơn độc ở độ cao lớn. Với việc hiện tượng thời tiết xấu có thể đạt độ cao tới 18km, trong khi trần bay của máy bay chở khách chỉ là 12km, các phi công thực sự không có nhiều lựa chọn" - bà nói.
Không loại trừ khả năng phá hoại
Nhà khí tượng Derek Van Dam của CNN cũng nói rằng bão sấm sét mạnh được ghi nhận đã xuất hiện trong khu vực máy bay AirAsia hoạt động. "Nhiễu loạn không khí chắc chắn đã đóng một vai trò lớn trong chuyện này" - ông nói.
Các chuyên gia nói rằng bão sấm sét thường gây ra nhiều tác động lớn tới máy bay, gồm việc làm suy giảm hoạt động của phương tiện bay (đột ngột giảm tốc). Tình trạng nhiễu loạn không khí mạnh còn dẫn tới việc máy bay bị mất lực nâng bất ngờ và rơi tự do.
Các khả năng khác gồm việc sét đánh trúng máy bay đã gây sự cố trong hệ thống điện. Ngoài ra, băng đá của cơn bão cũng có thể gây đóng băng trong động cơ và phần cánh. Gió mạnh cũng có thể khiến máy bay bị hỏng thân. Với nhiều mối đe dọa như thế, nếu phi công không giàu kinh nghiệm xử lý, khả năng máy bay gặp nạn là rất cao.
Các khả năng khác dẫn tới việc chiếc Airbus A320 bị mất tích là hư hỏng trong hệ thống theo dõi và liên lạc máy bay. Phần lớn các máy bay hiện được trang bị máy ACARS (Hệ thống liên lạc và báo cáo máy bay). Hệ thống này thường xuyên gửi nhiều thông tin khác nhau về máy bay, gồm độ cao, tốc độ, sức mạnh động cơ... cho phòng kỹ thuật của một hãng hàng không, thông qua kết nối dữ liệu số. Nhưng không ai có thể đảm bảo chúng luôn hoạt động bình thường. "Các hệ thống như ACARS được thiết kế để giám sát sức khỏe máy bay. Chúng không được tiết kế để ngăn hoạt động phá hoại" - một nguồn tin nói với Business Standard.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%