Loại tên lửa đạn đạo tầm trung mà Triều Tiên triển khai ở bờ biển phía Đông làm Mỹ, Hàn “lo ngại” có nguồn gốc từ Nga.
Tên lửa đạn đạo tầm trung BM-25 Musudan trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng |
Triều Tiên đã di chuyển tên lửa đạn đạo tầm trung có hình dáng giống với loại tên lửa Musudan tới khu vực bờ biển phía Đông. Và theo thông tin mới nhất, nước này đã triển khai đưa tên lửa lên bệ phóng di động để chuẩn bị cho một cuộc thử có thể diễn ra vào giữa tháng này.
Không có nhiều thông tin chính thức về mọi đặc tính kỹ thuật của tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, tên lửa Musudan được phát triển dựa trên công nghệ của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 Zyb do Liên Xô sản xuất từ những năm 1960.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Triều Tiên đã mời các nhà thiết kế và kỹ sư của Cục thiết kế Makeyev hỗ trợ phát triển loại tên lửa tầm trung dựa trên R-27 Zyb. Mặc dù đây là loại tên lửa phát triển dành cho tàu ngầm, nhưng nó dường như đã được cải tiến để biến thành tên lửa đặt trên mặt đất.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan xuất hiện lần đầu công khai trong cuộc duyệt binh vào ngày 10/10/2010 tại Bình Nhưỡng. Loại tên lửa này thì nó có khá nhiều tên như: Taepodong X, Nodong, Rodong-B, Mirim, BM-25 Musudan. Tuy nhiên, tên Musudan được sử dụng nhiều nhất.
Theo giới phân tích quốc tế, tên lửa Musudan có trọng lượng phóng 20,6 tấn, dài 12m, đường kính thân 1,5m.
Tên lửa được kết cấu với một tầng động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng. Với loại nhiên liệu này, một khi đưa vào tên lửa thì có nghĩa là “đã sẵn sàng bắn đi” trong vài ngày, hoặc thậm chí là cả tuần. Vì nhiên liệu lỏng không thể giữ được lâu hơn bởi sự ăn mòn từ axit nitric bốc khói đỏ (một thành phần trong nhiên liệu phóng).
Như vậy, nếu những phỏng đoán về Musudan dùng nhiên liệu lỏng là thật, thì nước này chắc chắn sẽ phóng tên lửa chỉ trong vài ngày hoặc trong tuần tới.
Musudan được lắp phần chiến đấu tách rời chứa đầu đạn thuốc nổ phá nặng 800kg, đầu đạn chùm (kiểu đầu đạn mẹ chứa nhiều đạn con), đầu đạn hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên có ít khả năng làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân gắn lên tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo R-27 Zyb chỉ đạt tầm bắn khoảng 2.400km, thì với Musudan nhờ được mở rộng kích cỡ và dùng một đầu đạn (thay cho đầu đạn kiểu MIRV) cho phép tăng tầm lên 3.200-4000km. Với tầm bắn này đủ sức với tới đảo Guam thuộc Mỹ. Dù vậy, do sử dụng hệ dẫn đường quán tính nên bán kích lệch mục tiêu khá cao, khoảng 1.600m.
Lưu ý rằng, kiểu dáng đầu đạn Musudan đã được thiết kế theo kiểu triconic thay thế cho đầu đạn hình nón đơn giản. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, phương án này tăng thêm độ chính xác cho tên lửa.
Đạn tên lửa được đặt trên bệ phóng di động thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng tương tự xe MAZ-547A của Nga. Khi phóng, tên lửa được dựng thẳng đứng và kích hoạt.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%