Việc xây dựng bảo tàng mang tên Võ Nguyên Giáp theo tôi là rất xứng đáng, nhưng xây dựng khi nào, làm như thế nào cũng phải tính toán kỹ.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước |
Trao đổi với PV, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho biết: "Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầy ắp các sự kiện của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi hòa bình bác Giáp cùng đã tham gia cùng với nhân dân, với Đảng phát triển kinh tế - xã hội. Những dấu ấn bác Giáp để lại quá nhiều sâu đậm không chỉ cho riêng tôi mà tất cả mọi người".
Đối với tướng Thước, cho dù việc bác Giáp ra đi là một sự tất yếu của quy luật, của đất trời tạo hóa, quy luật "sinh lão bệnh tử" mà tất cả mọi người phải trải qua, nhưng bác Giáp ra đi vào lúc này đã để lại sự tổn thất vô cùng lớn lao cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và đặc biệt là với Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Nghe tin bác Giáp mất tôi rất đau buồn" - Tướng Thước ngẹn ngào nhớ lại - “Thời kỳ cuối năm 1974, lúc tôi được thay mặt Bộ Tư lệnh Đảng ủy, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên để nhận nhiệm vụ vào giải phóng Tây Nguyên. Cuộc gặp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Khi ra Hà Nội tôi được gặp bác Giáp để nghe bác giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên, thực hiện quyết tâm của Đảng tiến vào giải phóng Tây Nguyên, để mở đường cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, giải phóng toàn miền Nam.
Giờ bác ra đi, hình ảnh bác chỉ đạo tác chiến khi đó, giờ nghĩ lại đối với tôi đó là những kỷ niệm bồi hồi, sâu sắc nhất. Vì sự kiện gặp gỡ bác Giáp đó đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện, đưa nước ta thoát khỏi chiến tranh, chia cắt, đi đến thống nhất, tự do.”
Đề cập đến việc xây dựng bảo tàng, theo Tướng Thước việc xây dựng bảo tàng mang tên Võ Nguyên Giáp là rất xứng đáng. Nhưng xây dựng khi nào? Làm như thế nào? Phải tùy vào điều kiện khả năng của đất nước.
"Theo tôi chúng ta nên xây dựng bảo tàng ở 2 nơi. Một nơi ở Hà Nội và một nơi ở quê hương của bác Giáp. Nhưng đọng lại những kỷ vật, kỷ yếu, sách, hồi ký… của bác theo tôi nên trưng bày ở Hà Nội vẫn hơn… vì sẽ được đông đảo nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế đến thăm quan, tìm hiểu, học tập nhân cách và nhớ về một vị tướng kiệt xuất.
Ngoài những kỷ vật, kỷ yếu của bác Giáp đã cống hiến cho đất nước chúng ta còn trưng bày những kỷ vật, kỷ yếu của tập thể mà bác Giáp đã từng chủ trì hoặc đóng góp vào đó. Vì theo tôi những kỷ vật, kỷ yếu đóng góp cống hiến với đất nước bao giờ cũng có mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể, nhất là đối với vai trò lãnh đạo của Đảng" - Tướng Thước đề nghị.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%