Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng chiều 24/4 đã kết thúc, vào 14h chiều ngày mai 25/4, HĐXX sẽ tuyên án.
Phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng ngày thứ 3 |
16h50: HĐXX tuyên bố nghỉ để nghị án. Vào 14h chiều ngày 25/4: HĐXX sẽ tuyên án.
16h45: Trước khi HĐXX nghỉ để nghị án, các bị cáo được nói lời nói sau cùng. Dương Chí Dũng, bị cáo chính của vụ án, đã tha thiết kính mong HĐXX xem xét toàn bộ vụ án, xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo Dũng nói rằng, gia đình bị cáo có hoàn cảnh đặc biệt, có anh em có người làm công an. Hơn nữa, bản thân bị cáo Dũng là người theo Phật. Do đó, bị cáo Dũng đã thiết tha kính mong HĐXX xem xét minh oan tội tham ô, để trả lại danh dự cho bị cáo. Dương Chí Dũng nói lời sau cùng: "Bị cáo không phải là sợ, tuy nhiên bị cáo là người theo Phật, kính mong HĐXX xem xét để minh oan, trả lại danh dự cho bị cáo vì bị cáo là một người lãnh đạo".
Luật sư Triển tranh luận khá gay gắt tại tòa
16h35: Đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, VKS vẫn giữ nguyên những ý kiến đã đánh giá và nêu ra ở phần tranh tụng trước đó. Đặc biệt, về việc ông Goh trong bản tuyên thệ, nói rằng không có liên lạc nào với bị cáo Dương Chí Dũng, điều này phù hợp với lời khai của Dương Chí Dũng. Đại diện VKS đã tiếp thu và nêu quan điểm, rằng sẽ kiểm chứng và có trả lời sau.
16h30: Trên cơ sở tranh tụng của các luật sư bào chữa, đại diện VKS cho rằng, vụ án này là vụ án tham nhũng, hành vi của các bị cáo là không được bắt quả tang. Các bị cáo phạm tội Cố ý làm trái hay tham ô đều là cán bộ nhà nước. Vụ án xảy ra từ năm 2006 nhưng đến cuối năm 2012 mới bị phát hiện và điều tra.
16h23: Đại diện VKS trả lời những ý kiến của các luật sư. Đại diện VKS nhận xét, quá trình tranh tụng các luật sư 'có một cái gì đó hơi căng'.
16h22: Tiếp lời bà Phương, bà Vân (vợ bị cáo Phúc) cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho chồng, đồng thời cũng xem xét việc kê biên tài sản."Tôi kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng tôi, để chồng tôi sớm được trở về đoàn tụ với gia đình", bà Vân nói.
16h20: Bà Phương đã giữ nguyên quan điểm của đại diện VKS về việc kê biên tài sản. Cụ thể, đại diện VKS đề nghị xem xét việc kê biên căn hộ tại phố Nguyên Hồng. Bà Phương cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng bà, là bị cáo Dương Chí Dũng.
16h15: Bà Phạm Thị Mai Phương, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được phép nêu quan điểm tại tòa.
16h10: Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam phát biểu trước HĐXX: Cục đã cử 1 đăng kiểm viên tham gia đoàn khảo sát. Thời điểm đó Vinalines lại thuê một công ty giám sát khác. Vị đại diện này đề nghị HĐXX làm rõ, Vinalines căn cứ vào đâu, vào báo cáo của bị cáo Dương hay vào báo cáo của công ty thứ ba để mua ụ nổi.
16h00: Các luật sư còn lại tiếp tục phần nêu quan điểm của mình, bổ sung trong phần tranh luận với đại diện VKS. Trong phần bổ sung của mình, các luật sư chủ yếu truy vấn đại diện VKS về những chi tiết đã bị bỏ sót trong quá trình đại diện VKS đọc kết luận. Theo các luật sư, những chi tiết này cực kỳ quan trọng đối với việc luận tội danh bị cáo của họ.
15h35: Tiếp tục phần tranh luận, luật sư Được nêu quan điểm của mình và đề nghị đại diện VKS giải thích những điểm chưa được làm rõ.
15h30: Luật sư Triển tiếp lời và đề nghị VKS tranh tụng về chứng cứ của những hành vi như: Ông Dũng và ông Phúc chỉ đạo phải mua cho bằng được ụ nổi, về thời gian ông Dũng đi máy bay,...
Luật sư Trần Đình Triển chiều 24/4 tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao
15h15: Đến phần phản biện của luật sư Trần Đình Triển. Trong phần phản biện của mình, ông Triển cho rằng giữa ông Goh và bị cáo Sơn đã có thỏa thuận, trao đổi. Ông Triển cũng cho rằng, ông có đủ căn cứ để chứng minh bị cáo Sơn đã 'ôm' trọn số tiền 1,666 triệu USD.
Video vợ Dương Chí Dũng khắc khoải ngóng chồng khi kết thúc phiên xử sáng nay
15h10: Về bản tuyên thệ, đại diện VKS cho rằng, trong điều tra ông Dũng ban đầu thừa nhận không quen ông Goh. Trong khi đó, trong bản tuyên thệ ông Goh lại nói rằng có quen biết ông Dũng.
15h: Sau khi nghe đại diện VKS kết luận, LS Thủy đã nêu ra quan điểm tranh luận của mình. Ông Thủy cho rằng, bản tuyên thệ của ông Goh (GĐ Công ty AP) mà ông và các đồng nghiệp đã thu thập được tại Singapore liệu có đủ căn cứ để VKS xác định, là một trong những chứng cứ trước tòa.
14h55: Một vấn đề nữa nhiều người quan tâm, đó là quan điểm ụ nổi 83M có phải là tàu biển không? Theo VKS, nếu ụ nổi là tàu biển sẽ liên quan đến hành vi cố ý làm trái. Ụ nổi có là tàu biển sẽ liên quan đến hành vi kết tội của bị cáo Dương, liên quan đến hành vi cố ý làm trái của các nhóm bị cáo trong vụ án. VKS nhận thấy, ụ nổi 83M đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận hoạt động dành cho loại hàng hóa tàu biển theo Luật Hàng hải, do đó, ụ nổi 83M phải được quản lý và sử dụng theo quy định của tàu biển.
14h45: Về tội Cố ý làm trái, các luật sư đã có đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại. Tuy nhiên, VKS nhận thấy trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu thập được những bằng chứng đủ căn cứ pháp lý để chứng minh tội danh của các bị cáo. Về số tiền 1,666 triệu USD, đại diện VKS khẳng định rằng, việc chuyển số tiền này qua ngân hàng là có thật.
Đại diện VKS nêu quan điểm tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm
14h32: Đại diện VKS nêu quan điểm về phần bào chữa của các luật sư và phần bổ sung của các bị cáo. Về tội danh tham ô, đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, hầu hết các luật sư đã trình bày rất rõ các luận cứ, luận điểm bào chữa cho các bị cáo. VKS kiến nghị HĐXX xem xét và đưa ra mức phán quyết chính xác nhất dành cho các bị cáo.
Các bị cáo được HĐXX cho phép đứng lên bổ sung phần bào chữa của luật sư.
Dương Chí Dũng tại phiên xử phúc thẩm ngày thứ 3
14h23: Bị cáo Mai Văn Khang ra trước vành móng ngựa, bổ sung phần bào chữa của luật sư.
14h20: Về tội danh tham ô tài sản, bị cáo Chiều cho rằng mình hoàn toàn bị oan uổng và xin HĐXX xem xét minh oan.
14h15: HĐXX yêu cầu bị cáo Chiều bổ sung phần bào chữa của các luật sư trong phần tranh luận. Trần Hữu Chiều mong muốn HĐXX xem xét đến quá trình, thời gian dự án diễn ra tại Vinalines.
14h10: Bị cáo Mai Văn Phúc vẫn một mực kêu oan, cho rằng mình không hề nhận một khoản tiền nào như bị cáo Sơn đã khai. Bị cáo Phúc đưa ra một số bằng chứng về thời gian, địa điểm minh chứng cho khẳng định của mình. Trong đó, có chi tiết bị cáo Phúc nói rằng, như bị cáo Sơn đã khai rằng con trai của Phúc lái xe chở Phúc và vợ về nhà. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phúc nói rằng thời điểm đó, con trai mình đang du học ở Anh nên không có việc lái xe chở cha mẹ về nhà.
14h00: Phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần trình bày của các bị cáo. Bị cáo Mai Văn Phúc được HĐXX cho phép đứng dậy trình bày đầu tiên.
Trước khi phiên tòa bắt đầu, được dẫn giải vào phòng xét xử, ông Dương Chí Dũng vui vẻ bắt tay, trò chuyện với các luật sư. Thấy bị cáo Mai Văn Phúc được đưa vào phòng xét xử, ông Dũng lịch sự quay ra bắt tay người đồng phạm.
Bị cáo Mai Văn Phúc
11h35: Chủ tọa tuyên bố kết thúc buổi làm việc sáng ngày hôm nay 24/4. Chiều nay, 14h HĐXX tiếp tục phần tranh luận.
Luật sư Chiến tại phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng ngày thứ 3
11h15: Ông Nguyễn Văn Chiến cũng tập trung nhấn mạnh việc xác định ụ nổi 83M có phải là tàu biển hay không, bởi nó liên quan trực tiếp đến hành vi và tội danh của 3 bị cáo là hải quan chi cục Vân Phong (Khánh Hòa).
Các phóng viên đang theo dõi rất sát phiên xử ngày 24/4
11h10: Luật sư Chiến nêu quan điểm bào chữa cho các bị cáo nguyên cán bộ thuộc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa.
11h06: Phần nêu quan điểm bào chữa, luật sư Quỳnh chủ yếu nhấn mạnh đến các tình tiết giảm nhẹ dành cho 3 bị cáo hải quan. Bao gồm các chi tiết liên quan đến thân nhân, quá trình hoạt động của bản thân,...
10h50: Tiếp theo quan điểm của luật sư Phúc, luật sư Hà Thị Thúy Quỳnh trình bày quan điểm bào chữa cho 3 bị cáo thuộc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa. Luật sư Quỳnh cho rằng nên coi trọng các chứng cứ trong vụ án, các chứng cứ cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác trong việc luận tội.
10h20: Theo luật sư Phúc, cần phải xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không. Việc phân biệt này là cực kỳ quan trọng đối với các bị cáo là hải quan Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, nó liên quan đến việc có bị phạm tội hình sự hay không.
10h02: Tiếp đến, luật sư Trần Hồng Phúc, đại diện cho nhóm luật sư bào chữa cho 3 bị cáo Đức, Triện, Lừng thuộc nhóm bị cáo Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, nêu quan điểm.
10h00: Sau các luận điểm bào chữa, luật sư Đăng đề nghị HĐXX xem xét tội của bị cáo Dương là Cố ý làm trái hay là tội Thiếu trách nhiệm.
9h30: Luật sư Đào Hưng Đăng bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương, nêu quan điểm bào chữa. Tại phiên sơ thẩm, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) chịu án phạt 7 năm tù vì tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
Luật sư Đăng đang tiến hành bào chữa cho bị cáo Dương
Trước HĐXX, LS Đăng đã đồng tình với phần kết luận của đại diện VKS, về việc đề nghị giảm nhẹ hình phạt với bị cáo Dương. Ngoài ra, ông Đăng nêu một số quan điểm bổ sung, giải thích lý do vì sao bị cáo Dương cần phải được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ông Đăng cho rằng, việc Vinalines mua ụ 83M đã được thực hiện trước khi thành lập đoàn khảo sát sang Nga. Việc mua ụ đã được hoàn tất trước khi có báo cáo của phía đăng kiểm viên mà người đại diện là bị cáo Dương. Ông nêu quan điểm bản thân bị cáo Dương không có động cơ, mục đích nào trong dự án để Cố ý làm trái. Các bị cáo khác đã cố tình đưa Dương vào để 'làm bình phong' che đậy một âm mưu đã được chuẩn bị từ trước của các bị cáo khác.
9h30: Luật sư Đào Hưng Đăng bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương, nêu quan điểm bào chữa. Tại phiên sơ thẩm, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) 7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
Bị cáo Lê Văn Dương
Trước HĐXX, LS Đăng đã đồng tình với phần kết luận của đại diện VKS, về việc đề nghị giảm nhẹ hình phạt với bị cáo Dương. Ngoài ra, ông Đăng nêu một số quan điểm bổ sung, giải thích lý do vì sao bị cáo Dương cần phải được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ông Đăng cho rằng, việc Vinalines mua ụ 83M đã được thực hiện trước khi thành lập đoàn khảo sát sang Nga. Việc mua ụ đã được hoàn tất trước khi có báo cáo của phía đăng kiểm viên mà người đại diện là bị cáo Dương. Ông nêu quan điểm bản thân bị cáo Dương không có động cơ, mục đích nào trong dự án để Cố ý làm trái. Các bị cáo khác đã cố tình đưa Dương vào để 'làm bình phong' che đậy một âm mưu đã được chuẩn bị từ trước của các bị cáo khác.
9h05: Tiếp sau luật sư Kiều, tòa mời luật sư Lê Minh Công, bào chữa cho bị cáo Mai Văn Khang nêu quan điểm.
LS Công cũng đề cập đến vai trò của bị cáo Khang trong việc tham gia dự án. LS Công một lần nữa nhấn mạnh, bị cáo Khang không có vai trò quan trọng nào trong dự án. Bị cáo Khang có mặt trong đoàn khảo sát chỉ tham gia phiên dịch tiếng Anh. Sau khi về nước bị cáo hoàn toàn không tự lập báo cáo khảo sát.
8h50: Theo quan điểm LS Kiều bị cáo Khang chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong toàn bộ vụ án và có rất ít mối liên hệ với các bị cáo khác. Qua đó, LS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Khang. Về vai trò của bị cáo Khang trong dự án hoàn toàn là nhận nhiệm vụ, thay đồng chí trưởng ban. Tuy nhiên, do ông trưởng ban không ở Hà Nội nên ông Khang được chỉ định thay thế. Trong đoàn khảo sát, bị cáo Khang chủ yếu tham gia phiên dịch tiếng Anh. Ngoài ra, bị cáo Khang trong quá trình khảo sát cũng cùng bị cáo Dương đi quan sát. Bị cáo Khang đã bị chuyển công tác từ trước khi lãnh đạo Vinalines ký hợp đồng mua ụ 83M.
Bị cáo Mai Văn Khang tại phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng
LS nêu quan điểm, bị cáo Khang hoàn toàn không nhận một ý chí chỉ đạo nào từ lãnh đạo Vinalines. Trong khi đó, bản án sơ thẩm đã nêu rằng bị cáo Khang và một số bị bị cáo khác nhận chỉ đạo từ Dương Chí Dũng. Do đó, LS Kiều đề nghị HĐXX xem xét sửa lại chi tiết này trong bản án sơ thẩm. Theo quan điểm bào chữa, Khang chỉ có một hành vi duy nhất là ký nháy vào báo cáo khảo sát. Trong khi đó bản án sơ thẩm quy kết rằng, bị cáo Khang đã tham gia nghiên cứu và sửa báo cáo khảo sát. Sự quy kết này là không có căn cứ, là không đúng, không phù hợp với nội dung của vụ án.
8h45: LS Phạm Thị Thúy Kiều bào chữa cho bị cáo Khang nêu quan điểm. Tại phiên sơ thẩm, bị cáo Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Bồi thường dân sự 12 tỷ đồng. LS Kiều cho rằng mức án 7 năm và mức bồi thường dân sự như án sơ thẩm đã tuyên là quá cao.
Luật sư Kiều bào chữa cho bị cáo Khang tại phiên xử phúc thẩm ngày thứ 3
8h44: Cũng như các LS bào chữa khác, LS Sơn đề nghị HĐXX xem xét những tình tiết giảm nhẹ dành cho bị cáo Chiều. Ông cho rằng trong phiên sơ thẩm và phần luận tội của đại diện VKS ở phiên phúc thẩm, những tình tiết giảm nhẹ này không được nêu ra.
8h30: LS Sơn cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết tội các bị cáo, trong đó có bị cáo Chiều phạm tội Cố ý làm trái. Theo luật sư biện giải vai trò của bị cáo Chiều trong vụ án là hoàn toàn thụ động. Bị cáo Chiều từ đầu đến cuối đều thực hiện theo chỉ đạo, theo nghị quyết của HĐQT. Tất cả đều được thể hiện trong hồ sơ dự án. Vai trò của bị cáo Chiều trong vụ án là rất mờ nhạt, hành vi trên thực tế là nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo. Ông cho rằng những chi tiết này hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý để giảm án cho bị cáo Chiều. LS đề nghị HĐXX xem xét hủy án sơ thẩm đối với tội Tham ô của bị cáo Chiều, trả hồ sơ điều tra lại.
8h22: LS Phạm Thanh Sơn bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines) tiến hành nêu quan điểm bào chữa. Ở phiên sơ thẩm, bị cáo Chiều phải nhận mức án 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.
Khi luật sư Hưng bắt đầu phần bào chữa, các bị cáo mới bắt đầu được mở còng tay
8h15: LS Hưng cũng đề nghị HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trần Hải Sơn trước khi đưa ra bản án cuối cùng. LS Hưng cho rằng, các bị cáo trong đó có thân chủ của ông khi quyết định công việc, đều là nhân danh HĐQT.
8h10: LS Hưng đề nghị HĐXX làm rõ sự liên quan giữa tội Cố ý làm trái và tham ô. Cụ thể, ông Hưng đề nghị HĐXX làm rõ rằng: Tham ô để Cố ý làm trái hay Cố ý làm trái để tham ô.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng tại phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng
8h05: Luật sư Nguyễn Đình Hưng, nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn. LS Hưng đề nghị HĐXX đánh giá chính xác về khoản tiền và các chứng cứ để quy kết tội Tham ô. LS cho rằng nếu để nói bị cáo tham ô thì phải lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không thấy nhắc đến vấn đề này.
8h02: Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn thông báo, sáng ngày hôm nay, tòa tiếp tục phần Tranh luận. Các luật sư sẽ tiếp tục nêu quan điểm bào chữa của mình dành cho các thân chủ.
Đúng 8h00 sáng ngày 24/4, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn - Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa bước vào phòng xét xử. Phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng bước vào ngày cuối cùng theo dự kiến.
Từ rất sớm, bị cáo Dương Chí Dũng đã có mặt tại phòng xét xử. Các bị cáo khác sau đó mới được công an dẫn giải vào.
Ông Dương Chí Dũng tại phiên xử sáng nay (24/4)
6h30: PV đã có mặt tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội để cập nhật những hình ảnh, thông tin trong ngày cuối cùng (theo dự kiến) của phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng.
Trước đó ngày hôm qua (23/4), ngày thứ hai diễn ra phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm, phiên tòa đã tiến gần giai đoạn cuối của phần Tranh tụng.
Trong phần xét hỏi 9 bị cáo có đơn kháng án, các luật sư đã đặt ra hàng loạt câu hỏi xoay quanh việc mua ụ nổi 83M và về số tiền ‘lại quả’ hơn 28 tỷ đồng mà bị cáo Sơn khai nhận đã ‘ăn chia’ với các bị cáo khác.
Trong phần kết luận của VKS, vị đại diện VKS đã tóm tắt lại quá trình phạm tội của các bị cáo trong vụ án. Từ đó, đại diện VKS đã nêu quan điểm giải quyết kháng cáo của các bị cáo.
Theo đó, hai bị cáo chính của vụ án là Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã được VKS đề nghị y án tử hình. Các bị cáo còn lại cũng được VKS nêu quan điểm giải quyết.
Trong ngày xét xử thứ hai, một tình tiết mới xuất hiện theo luật sư bào chữa là có lợi cho bị cáo Dương Chí Dũng. Đó là bản tuyên thệ của ông Goh (GĐ công ty AP - Singapore).
>> Xem lại những diễn biến chính phiên xử ngày thứ hai
Sau phiên xử sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội, 9 trong số 10 bị cáo gửi đơn kháng án gồm: Dương Chí Dũng kêu oan tội Tham ô và đề nghị xem xét lại tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế; Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines, án sơ thẩm tử hình) kêu oan; Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, án sơ thẩm 22 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường; Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines, an sơ thẩm 19 năm) xin giảm hình phạt, miễn trách nhiệm tội tham ô tài sản; Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam, án sơ thẩm 7 năm tù) kêu oan và xem xét tiền bồi thường dân sự.
Ngoài ra, bị cáo Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong, 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines, 7 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt; Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường.
10 bị cáo bị TAND Hà Nội tuyên phạt ở cấp sơ thẩm: 1. Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.Tổng án phạt là tử hình. 2. Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là tử hình. 3. Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sữa chữa tàu biển Vinalines) 14 năm tù về tội Tham ô, 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 22 năm tù. 4. Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines): 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù. 5. Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. 6. Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) 4 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. 7. Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) 7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. 8. Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. 9. Lê Ngọc Triện (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. 10. Lê Văn Lừng (Cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Ngoài ra, HĐXX buộc các bị cáo trả lại số tiền 28 tỷ đồng tham ô, liên đới bồi thường số tiền hơn 366 tỷ đồng do hành vi làm trái quy định nhà nước. Trong đó, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng. |
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?