Nhiều trẻ em chậm phát triển chiều cao và được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng. Nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ có chiều cao như những chú lùn trong chuyện cổ tích.
Bé T.M.D., 6 tuổi, Q.7, TP.HCM, được theo dõi chiều cao tại BV Nhi Đồng 1 TP.HCM - Ảnh: T.DƯƠNG |
Từ khi con gái tròn 1 tuổi, chị V.T.H.H., 34 tuổi, ở Q.7, TP.HCM, bắt đầu lo lắng khi chiều cao của con phát triển rất chậm. Có khi bốn tháng con gái chị mới tăng được 1cm. Nghi có điều gì bất thường, chị H. đưa con đến nhiều bệnh viện trong TP để tìm bệnh nhưng các bác sĩ chỉ chẩn đoán bé bị suy dinh dưỡng, còi xương...
Đến khi được 4 tuổi rưỡi, con gái chị mới chỉ cao 78cm. Lúc này chị H. mới đưa con đến BV Nhi Đồng 1 TP.HCM khám. Tại đây, bác sĩ cho con chị làm các xét nghiệm và chẩn đoán bé (tên T.M.D.) bị thiếu hormone tăng trưởng.
Thấp hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi
BS Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa thận - nội tiết BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết bệnh viện bắt đầu điều trị bệnh thiếu hormone tăng trưởng từ cuối năm 2011 đến nay. Và đây là bệnh viện đầu tiên ở phía Nam điều trị bệnh này, thuốc điều trị được bảo hiểm y tế thanh toán.
Hiện có 14 trẻ mắc bệnh được theo dõi, tái khám tại bệnh viện. Bệnh nhi được điều trị lâu nhất mới 10 tháng. Tất cả bệnh nhi đang điều trị đều tăng chiều cao, trong đó bệnh nhi điều trị hiệu quả nhất mỗi tháng tăng được 1cm.
BS Huỳnh Thoại Loan cho biết chiều cao của trẻ phụ thuộc ba yếu tố: di truyền, dinh dưỡng và hormone tăng trưởng. Những trẻ không thiếu hormone tăng trưởng, chiều cao sẽ phụ thuộc di truyền và dinh dưỡng.
Yếu tố di truyền: chiều cao của một đứa trẻ trưởng thành được tính theo công thức:
Chiều cao con gái = (chiều cao của bố - 13cm + chiều cao của mẹ)/2
Chiều cao con trai = (chiều cao của người mẹ + 13cm + chiều cao của bố)/2
Yếu tố dinh dưỡng: phụ thuộc nhiều vào hai mốc quan trọng là dinh dưỡng trong bào thai (nhất là trong ba tháng cuối) và dinh dưỡng ở tuổi dậy thì.
Theo BS Thoại Loan, trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng rất dễ nhận biết vì trẻ gần như không tăng trưởng chiều cao hoặc tăng trưởng rất chậm. Trẻ càng lớn sự phát triển chiều cao càng cách biệt so với trẻ cùng lứa tuổi. Bệnh có hai nguyên nhân là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải.
Nguyên nhân mắc phải có thể do bệnh nhân có u hoặc tổn thương vùng hạ đồi, ở tuyến yên có u, bất thường mạch máu, chấn thương, viêm nhiễm (viêm màng não, nhiễm Rubella bẩm sinh), phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, xạ trị... Bệnh thiếu hormone tăng trưởng chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, ngoài ra trẻ mắc bệnh này vẫn phát triển bình thường như những trẻ em khác
Điều trị sớm, phát triển tốt
Khi chiều cao của trẻ nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn của biểu đồ tăng trưởng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhi làm một số xét nghiệm, làm một số test chuyên biệt để chẩn đoán xác định như thử máu, đo độ tuổi của xương, chẩn đoán hình ảnh ở não xem bệnh nhân có u hay bất thường khác... Xác định bệnh nhi bị thiếu hormone tăng trưởng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhi được bổ sung hormone tăng trưởng mỗi ngày.
Trẻ mắc bệnh thiếu hormone tăng trưởng được điều trị sớm (lúc trẻ bắt đầu chậm tăng trưởng chiều cao) sẽ thấy rõ hiệu quả, trẻ sẽ phát triển gần như trẻ em bình thường khác. Như trường hợp bé T.M.D., theo BS Trần Thị Bích Huyền, khoa thận - nội tiết BV Nhi Đồng 1, khi bé đến bệnh viện lúc 4 tuổi rưỡi, chiều cao của bé chỉ nhỉnh hơn những trẻ 1 tuổi.
Sau một năm rưỡi điều trị hiện chiều cao của cháu là 1,02m. Trong số những bệnh nhi mắc bệnh thiếu hormone tăng trưởng đang điều trị tại BV Nhi Đồng 1, BS Bích Huyền nhận xét những trẻ được điều trị sớm phát triển chiều cao tốt hơn hẳn so với những trẻ đến điều trị trễ.
BS Thoại Loan cho biết trẻ mắc bệnh này sẽ được bổ sung hormone tăng trưởng cho đến khi trẻ đóng khung xương (không phát triển chiều cao nữa), thường ở bé gái là 14 tuổi và ở bé trai là 16 tuổi.
Tuy nhiên, BS Thoại Loan cũng lưu ý các bậc cha mẹ cần phân biệt trẻ mắc bệnh lý này với những trẻ có chiều cao thấp hơn mong muốn của cha mẹ. Thực tế có nhiều trẻ sau khi thăm hỏi bà mẹ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, chiều cao của ba mẹ, đánh giá chiều cao của trẻ với biểu đồ tăng trưởng, các bác sĩ kết luận trẻ phát triển bình thường.
Theo TS Tạ Văn Bình - nguyên giám đốc BV Nội tiết T.Ư, không nên tùy tiện sử dụng hormone tăng chiều cao do hormone luôn có tính hai mặt và có thể gây nguy hiểm trong trường hợp sử dụng không hợp lý. Ông Bình khuyến cáo chỉ nên sử dụng hormone tăng chiều cao trong trường hợp người bị thấp do thiểu năng tuyến yên, thiểu năng hormone GH (hormone tăng trưởng).
Nếu chiều cao hạn chế không liên quan đến lý do này, việc bổ sung hormone tăng chiều cao sẽ không có hiệu quả, thậm chí sẽ có hại cho bệnh nhân.
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn