Một nhóm bệnh mới đang phát triển, được gọi là “các bệnh do lối sống” như bệnh tim, một số bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, giờ không còn là vấn đề của các nước.
![]() |
Béo phì là một căn bệnh phổ biến trên thế giới |
Các bệnh dễ lây như bệnh sốt rét, bệnh tả và bại liệt đã có thể kiểm soát được nhờ những tiến bộ gần đây trong y học.
Mỗi năm toàn thế giới có 14,2 triệu người từ 30 đến 69 tuổi tử vong sớm do các bệnh "lối sống" này. Đây là những căn bệnh giết người nhiều hơn so với các bệnh nhiễm trùng hoặc di truyền. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm hút thuốc, chế độ ăn không có lợi cho sức khỏe và ít hoạt động thể lực.
Dưới đây là 11 bệnh do lối sống hay gặp nhất mà bạn nên đặc biệt cảnh giác:
1. Béo phì
Thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe, các bữa ăn quá nhiều chất và ít hoạt động thể lực có thể gây béo phì. Người thừa cân sẽ có những rối loạn hô hấp, huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, v.v…
Theo thống kê thì hiện nay Ấn Độ đứng vị trí thứ 2 với 155 triệu người béo phì và đang tăng 33-51% mỗi năm.
2. Bệnh tiểu đường týp 2
Béo phì là nguyên nhân của các rối loạn sức khỏe khác như bệnh tiểu đường týp 2 (dạng bệnh không phụ thuộc insulin và thường gặp ở người lớn).
Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế cho biết Ấn Độ có số người mắc bệnh tiểu đường týp 2 nhiều nhất (khoảng 40,9 triệu người).
3. Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch xảy ra khi lắng đọng mảng bám mỡ ở thành động mạch và gây rối loạn tuần hoàn máu, đau ngực và cơn đau tim. Nó cũng liên quan với bệnh tiểu đường, béo phì và tăng huyết áp.
Khoảng 30-40% số ca tử vong do bệnh tim mạch ở Ấn Độ xảy ra ở nhóm từ 34-64 tuổi.
4. Bệnh tim
Bệnh tim là do những bất thường tác động tới cơ tim và thành mạch. Các yếu tố chính liên quan với sự phát triển căn bệnh này là hút thuốc lá, tiểu đường và hấp thu cholesterol cao.
Ấn Độ đứng hàng đầu về số bệnh nhân tim, khoảng 50 triệu người Ấn Độ bị các rối loạn tim.
5. Tăng huyết áp
Số đo huyết áp ≥140/90mmHg thì được coi là cao.
Tăng huyết áp là hậu quả của một số nguyên nhân như căng thẳng, béo phì, các yếu tố di truyền, ăn quá mặn và lão hóa.
Ấn Độ có hơn 100 triệu người bị tăng huyết áp.
6. Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là viêm, kích thích, hoặc nhiễm trùng tai ngoài và ống tai. Ù tai hay khó hiểu được các cách nói là triệu chứng của bệnh.
Viêm tai ngoài thường do nghe nhạc to và dùng tai nghe.
Ước tính 12,5% người Ấn Độ bị tổn thương thính giác vĩnh viễn do tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn và con số này đang gia tăng hàng năm.
7. Ung thư
Các loại ung thư có thể gồm ung thư phổi do hút thuốc lâu năm, ung thư da do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, v.v…
Ung thư đã khiến gần 5.560.400 người Ấn Độ tử vong trong năm 2011.
8. Đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi động mạch mang máu tới não bị chẹn, gây thiếu ô-xy ở vùng não nó nuôi dưỡng.
Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy khoảng 10-15% trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người dưới 40 tuổi.
9. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh có biểu hiện tắc nghẽn đường hô hấp tiến triển, vĩnh viễn. Khói thuốc và ô nhiễm không khí là những yếu tố cũng như nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn.
Số người lớn được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong năm ngoái là 4,3 triệu người.
10. Xơ gan
Xơ gan là một nhóm rối loạn gan. Uống nhiều rượu và viêm gan mạn tính có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Tại Ấn Độ, mỗi năm có gần 36.149 người tử vong vì xơ gan.
11. Viêm thận
Đây là bệnh thận với biểu hiện phù thận và chức năng thận bất thường.


-
Cá tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên ăn kiểu này, rất nhanh ung thư và bệnh tật, số 1 rất nhiều người mắc
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá




-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?