Khoảng 15%, tức là cứ hơn 1 trong 7 tài xế taxi có ít nhất một người tốt nghiệp đại học.
Có 35% người tốt nghiệp đại học đang làm việc và sử dụng văn bằng cấp 3 (Ảnh minh họa) |
Với tấm bằng đại học trong tay, bạn có thể tìm được một công việc, nhưng không nhất thiết phải là một việc đáng mơ ước. Đó là lời mở đầu trong bài viết của Annalyn Kurtz trên tờ báo CNNMoney.com, một trang tin kinh tế của CNN ra ngày 28/1 vừa qua.
Theo dữ liệu của Cục Lao động Thống kê, nhiều người Mỹ hiện nay đang thừa bằng cấp cho những công việc mà họ đang làm. Dữ liệu cho thấy những người đi làm có bằng Đại học đang làm những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp hơn nhiều so với trình độ học vấn của họ. Ví dụ, khoảng 15%, tức là cứ hơn 1 trong 7 tài xế taxi có ít nhất một người có bằng cử nhân vào năm 2010.
So với năm 1970, khi ít hơn 1% tài xế có bằng cử nhân thì hiện nay con số này đã tăng gấp 15 lần. Trong khi đòi hỏi và yêu cầu của công việc thì vẫn như thế.
"Rất nhiều người có bằng cử nhân đang có việc làm, nhưng không phải là những việc phản ánh đúng trình độ của họ", Richard Vedder, một nhà kinh tế học trường Đại học Ohio trong một nghiên cứu được công bố vào thứ hai cho biết.
Vedder đã chỉ ra rằng có đến 37% những người tốt nghiệp Đại học ở Mỹ đang làm những công việc chỉ cần đến bằng tốt nghiệp cấp 3. Những công việc họ thường làm bao gồm: tài xế taxi, nhân viên bán hàng, tiếp thị qua điện thoại hay lính cứu hỏa. Vedder cho rằng hiện tượng này được gọi là "lạm phát bằng cấp" khi mà cung luôn nhiều hơn cầu, do số lượng sinh viên ra trường tăng nhanh hơn nhiều so với số lượng những công việc theo đúng chuyên môn đào tạo.
Vedder cho rằng chính tình trạng thiếu việc làm chứ không phải vấn nạn thấp nghiệp, sẽ còn tiếp tục kéo dài kể cả sau khi nền kinh tế Mỹ đã phục hồi hoàn toàn. Nghiên cứu dự đoán sẽ có khoảng 19 triệu cử nhân tốt nghiệp trong thời gian từ năm 2010 đến 2020, trong khi số lượng công việc đòi hỏi ở mức bằng cấp này chỉ có ít hơn 7 triệu.
Tất nhiên sinh viên tốt nghiệp những trường hàng đầu vẫn có khả năng tìm được công việc theo đúng năng lực. Những ngành như kỹ sư hay kinh tế vẫn có khả năng tìm được việc phù hợp nhiều hơn những ngày công tác xã hội hay giáo dục.
Tổng thống Obama trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức ở Quốc hội mới đây đã tuyên bố "Đến năm 2020, một lần nữa nước Mỹ sẽ lại đạt được tỷ lệ tốt nghiệp đại học và cao đẳng vào loại cao nhất trên thế giới".
Không biết ngài tổng thống đã kịp cập nhật thông tin từ nghiên cứu mới ra gần đây hay chưa. Nhưng một thực tế mà Mỹ hay những nước công nghiệp phát triển đang gặp phải là tình trạng già hóa dân số. Ở Mỹ do không có quy định về độ tuổi bắt buộc nghỉ hưu nên số lượng người đi làm trong độ tuổi từ 60 trở lên không hề ít. Một khi những người này còn ở đó thì khó lòng có chỗ chừa ra cho những bạn trẻ độ tuổi 24 đến 25 bước chân vào thị trường lao động.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar