Có một số loại trà thảo dược rất tốt cho tiêu hóa mà bạn nên uống hàng ngày, nhất là trong những ngày lễ Tết này.
Top 6 loại trà thảo dược tốt cho tiêu hóa |
Nếu bạn không muốn cảm thấy "nặng bụng" sau một bữa ăn, bạn nên uống trà thảo dược để cải thiện tiêu hóa. Các loại trà này giúp hấp thụ khí, giảm stress, thúc đẩy lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất thải độc, ô nhiễm tốt hơn. Sử dụng các loại thảo mộc đặc biệt được khuyến khích cho những người bị táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, kích thích ruột và loét. Bạn có thể thêm mật ong, đường và chanh vào để tăng hương vị của mỗi loại trà mà bạn thích. Một số loại trà thảo dược tốt cho tiêu hóa bao gồm:
1. Trà hoa cúc
Loại trà này có tác dụng ngăn ngừa và giảm co thắt dạ dày, làm dịu hệ thống thần kinh (bao gồm căng thẳng và lo âu). Nó cũng ngăn cản khí và đẩy lùi tình trạng đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng và đau đầu. Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa, có hội chứng ruột kích thích (IBS) thì uống trà hoa cúc cũng có tác dụng làm dịu lại.
2. Trà lá chanh
Đây là một trong các loại trà thảo dược tốt nhất cho tiêu hóa. Nó giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa, điều trị đau bụng, nôn mửa, đầy bụng và đầy hơi. Trà lá chanh cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất giàu chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có thể làm dịu đau bụng kinh, giảm sự kích động thần kinh, giải quyết các vấn đề giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa chức năng và co thắt ở niệu đạo.
3. Trà gừng
Với đầy đủ các khoáng chất và chất chống oxy hóa (tiêu biểu là gingerone), trà gừng có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, giải độc, kháng viêm là tránh đầy bụng do nhiều khí. Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của trà gừng là khả năng chống buồn nôn. Nó cũng có tác động tích cực đến sự thèm ăn, giúp da giải phóng độc tố (giải độc da).
4. Trà thì là
Trà thì là được làm từ những hạt giống của cây thì là có chứa nhiều vitamin C, vitamin B, và nhiều khoáng chất quan trọng bao gồm kali, magiê, canxi. Trà thì là trong nhiều năm qua đã được xem như là một phương thuốc thảo dược và chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó làm giảm buồn nôn, đầy hơi, làm giảm co thắt dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, giảm tình trạng IBS (hội chứng ruột kích thích) và đầy hơi.
5. Trà bồ công anh
Uống trà bồ công anh giúp cải thiện tiêu hóa và nhuận tràng, giảm hẳn tình trạng táo bón, kích ứng dạ dày và khó tiêu. Trà bồ công anh cũng được sử dụng để tăng sản xuất nước tiểu, làm sáng da, lưu thông khí đường ruột, giảm nguy cơ sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, eczema và vết bầm tím...
6. Trà bạc hà
Với tinh dầu bạc hà có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, trà bạc hà được coi là có thể chữa bệnh dạ dày, giảm hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Uống trà bạc hà còn làm mát cơ thể, giảm đau ở dạ dày nhờ tác dụng giúp khí di chuyển qua dạ dày và ruột sau bữa ăn dễ dàng hơn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?