Thị trường chuyển nhượng mùa hè sôi động khiến nhiều CLB vớ bẫm. Họ bán được các cầu thủ của mình dễ dàng hơn và cao hơn với giá trị thật.
Zlatan Ibrahimovic - Một trong những thương vụ khủng nhất của PSG trong hè này |
Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cơn đại suy thoái. Rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề tiếp tục phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nhưng riêng bóng đá lại là một trường hợp rất khác. Ai đó suy sụp chứ làng túc cầu vẫn đang sống khỏe và hừng hực đi lên. Bằng chứng ư? Đó là những thương vụ chuyển nhượng bom tấn kể từ đầu hè. Chưa khi nào, các vụ mua bán lại diễn ra nhanh chóng và ồn ào như thế.
Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Không phải CLB nào cũng dám mạnh tay trên thị trường chuyển nhượng. Chỉ có một vài cái tên nổi đình nổi đám và họ chủ yếu được hậu thuẫn từ giới chủ lắm tiền nhiều của. PSG, Chelsea, Liverpool, Tottenham, Man Utd... đều đã chi hàng chục triệu euro cho chuyển nhượng và chắc chắn mọi thứ vẫn chưa dừng lại, khi các mục tiêu vẫn còn nằm trong tầm ngắm. Có cầu ắt có cung và trong một thị trường nhộn nhịp như thế, những “nhà cung cấp” ắt được hưởng lợi. Họ bán được cầu thủ của mình một cách dễ dàng hơn và giá cả cũng cao hơn so với mức bình thường. Sau đây là tốp 5 CLB bội thu kể từ khi thị trường chuyển nhượng mùa hè mở cửa.
1. Dortmund (Đức)
2 năm liên tiếp vô địch Bundesliga bằng một lực lượng rất trẻ trung, Dortmund tất nhiên trở thành điểm nóng trên thị trường chuyển nhượng. Rất nhiều ngôi sao của họ lọt vào tầm ngắm của các đại gia hàng đầu châu Âu. Ngay khi thị trường chuyển nhượng mùa hè mở cửa, Dortmund đã đạt được thỏa thuận bán hai ngôi sao của mình, đó là Shinji Kagawa và Lucas Barrios. Kagawa gia nhập Man Utd với giá 15 triệu euro, trong khi Barrios được bán cho Guangzhou Evergrande với giá 12 triệu euro. Ngoài ra, hai thương vụ Dimitar Rangelov và Marco Stiepermann cũng giúp đội bóng vàng-đen thu về thêm 1 triệu euro nữa. Tính tổng cộng, Dortmund đã thu về 28 triệu euro từ bán cầu thủ.
Shinji Kagawa
2. Villarreal CF
Với việc bị xuống hạng sau mùa giải vừa qua, Villarreal đã buộc phải đối diện với một thực tế phũ phàng: Sẽ có hàng loạt ngôi sao rời khỏi con tàu đắm. Mọi thứ diễn ra đúng như vậy. Tính tới lúc này, “Tàu ngầm vàng” đã phải chứng kiến 8 ngôi sao của mình dứt áo ra đi. Tất nhiên, trong tình cảnh bi ai như thế, Ban lãnh đạo Villarreal cũng chỉ còn biết cố gắng thu lại đồng nào hay đồng nấy để trang trải cho kế hoạch tái thiết đội bóng. Trong số 8 cái tên ra đi, có 5 cái tên vẫn còn hợp đồng và điều này giúp đội bóng vùng Valencia thu lại 34 triệu euro. Giá cao nhất thuộc về Nilmar, với 11,3 triệu euro (gia nhập Al-Rayyan).
Nilmar
3. Genoa (Italia)
Chủ tịch Genoa, Enrico Preziosi là một cáo già trên thị trường chuyển nhượng. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi hè nào đội chủ sân Luigi Ferraris cũng là một trong những CLB làm ăn có lãi nhất đất nước hình chiếc ủng. Hè này cũng thế. Tính tới thời điểm này, Genoa đã bán đi tổng cộng 9 cái tên, bao gồm cả những cầu thủ trụ cột lẫn cầu thủ trẻ, tiêu biểu như Panagiotis Tachtsidis (AS Roma, 2,8 triệu euro), Richmond Boakye (Juventus, 4,5 triệu euro), Chico (Swansea City, 2,8 triệu euro), Miguel Veloso (Dynamo Kyiv, 8,5 triệu euro), Rodrigo Palacio (Inter Milan, 12 triệu euro), Sokratis (Bremen, 5 triệu euro), Robert Acquafresca (Bologna 2,8 triệu euro), Mattia Destro (AS Roma, 2,5 triệu euro)... Tính tổng cộng, Genoa đã thu về 40 triệu euro.
Rodrigo Palacio
4. Lille (Pháp)
Không như những đội bóng mới nổi khác tại châu Âu, Lille rất quyết liệt trong việc giữ quân. Tính tới thời điểm này, họ mới chỉ bán đi 1 cái tên duy nhất. Tuy nhiên, đây lại là cái tên giá trị nhất đội, Eden Hazard, và vì thế nó mang tới cho nhà cựu vô địch nước Pháp khoản tiền lên tới 40 triệu euro. Tất nhiên, chẳng thể trách được những người đứng đầu Lille, vì họ đã làm tất cả những gì có thể để giữ chân tiền vệ người Bỉ. Chỉ là tầm vóc của Lille đã quá nhỏ so với Hazard và bản thân tiền vệ này từ lâu cũng muốn được tới Chelsea để chinh phục những đỉnh cao mới. Với khoản tiền 40 triệu euro thu về từ việc bán Hazard, HLV Rudi Garcia chắc chắn sẽ rất rủng rỉnh để mua sắm, tăng cường lực lượng trong những ngày tới.
Eden Hazard
5. AC Milan (Italia)
“Lưỡi không xương” là cách người ta mỉa mai những người đứng đầu AC Milan. Trước khi thị trường chuyển nhượng mở cửa, cả Chủ tịch Silvio Berlusconi lẫn Phó chủ tịch Adriano Galliani đều một mực khẳng định, họ chỉ mua thêm chứ không bán ngôi sao nào của đội cả. Tuy nhiên, rụt một cái, Thiago Silva và Zlatan Ibrahimovic bị đẩy tới PSG với tổng giá trị chuyển nhượng lên tới 63 triệu euro. Đúng là AC Milan đã vươn lên đứng đầu trong số những CLB thu tiền nhiều nhất từ bán cầu thủ, nhưng các CĐV của họ chẳng thể vui nổi. Vui sao được khi năm nào cũng thế, những người đứng đầu đều tìm cách bán đi những biểu tượng ở CLB. Mùa tới, AC Milan lấy gì để cạnh tranh với Juventus và cả Inter Milan.
Thiago Silva và Zlatan Ibrahimovic
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%