Tổng thống Barack Obama quyết tâm là nước đi đầu giúp chống lại dịch bệnh Ebola ở các nước Tây Phi.
Dịch Ebola: Nước Mỹ đang cố gắng giúp đỡ các nước Tây Phi chống lại virus chết người này |
Hiện tại, vô số gia đình ở Monrovia lo lắng bị nhiễm Ebola và tìm kiếm sự giúp đỡ ở khắp thủ đô Liberia nhưng vẫn không có một phòng khám nào điều trị căn bệnh này.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cho biết: "Không có một giường đơn nào có sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola ở Liberia. Và khi một cơ sở khám bệnh Ebola mở ra thì ngay lập trức đầy bệnh nhân".
Các bệnh viện và phòng khám ở Guinea, Liberia và Sierra Leone (những nước bị nhiễm Ebola nặng nhất) cũng không đủ để chữa bệnh cho tất cả những người nhiễm Ebola.
Vi rút Ebola đã giết chết ít nhất 2.400 người, và hàng nghìn người đang bị nhiễm bệnh. Hiện tại, có những trường hợp xuất hiện ở Nigeria và Senegal.
Tình trạng người nhiễm Ebola ngày càng tăng nhanh chóng
Vì vậy, sau cuộc họp với nhân viên tại Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh ở Atlanta vào thứ ba, Tổng thống Barack Obama đã công bố sẽ là nước đi đầu ngăn ngừa các ổ dịch Ebola ở Tây Phi.
Hoa Kỳ đã gửi 3000 quân sĩ, vật liệu để xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế và nhân viên y tế bổ sung, bộ dụng cụ chăm sóc y tế cộng đồng và vật tư y tế cần thiết.
"Đàn ông và phụ nữ và trẻ em chỉ ngồi, chờ đợi để chết ngay bây giờ", Obama nói.
"Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng vẫn cần nhiều điều cho chúng ta hy vọng. Thế giới biết làm thế nào để chống lại căn bệnh này. Nó không phải là một bí ẩn. Chúng ta biết khoa học. Chúng ta biết làm thế nào để ngăn chặn nó lây lan. Chúng ta biết làm thế nào để chăm sóc cho những người nhiễm bệnh. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta thực hiện các bước thích hợp, chúng ta có thể cứu mạng sống của nhiều người. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh chóng ", Tổng thống Mỹ Obama nói thêm.
Giáo dục người dân ở Tây Phi hiểu rõ hơn về căn bệnh chết người hàng loạt này
Thiếu tá Darryl Williams, chỉ huy của quân đội Mỹ đã đến Liberia vào thứ ba. Lãnh đạo Liberiacho biết quân đội Mỹ đang có những nỗ lực để hỗ trợ dân sự ở nước này.
Tướng Wiliams sẽ chỉ đạo quân đội Mỹ để cải thiện hậu cần, xây dựng bệnh viện và trường bổ sung để tạo ra những gì mà Tổng thống Obama gọi là "cầu hàng không" mang lại nguồn cung cấp về cơ sở vật chất và các nhân viên y tế. Các trung tâm điều trị mới có thể chứa lên đến 1.700 giường bổ sung.
Mỹ đang giúp sức vận chuyển vật dung y tế cũng như xây dựng các cơ sở y tế tại Tây Phi
Mỹ cũng sẽ tạo ra một cơ sở đào tạo mới để giúp tăng thêm hàng ngàn nhân viên y tế có thể khám cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Nhân viên y tế của Mỹ sẽ đào tạo lên đến 500 nhân viên y tế mỗi tuần để xác định và chăm sóc cho những người bị Ebola.
Như vậy, những hành động của Mỹ đang và đang được thực hiện một cách tích cực nhất để giúp đỡ phòng chữa căn bệnh này. Nếu tất cả các nước trên thế giới đều cùng Mỹ giúp đỡ Tây Phi thì các nước ở đây sẽ có thể ngăn ngừa dịch Ebola nhanh hơn và cứu sống hàng ngàn mạng người.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?