Trung Quốc đang tìm cách che dấu sự thật khi dư luận ngày càng hiểu rõ bản chất sai trái và lên tiếng chỉ trích hành động của họ ở Biển Đông
Trung Quốc cố tình lấp liếm hành vi sai trái ở Biển Đông |
Hôm qua (8/6), Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tài liệu biện minh cho yêu sách “chủ quyền” của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, biện hộ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như trước đây, tài liệu này tiếp tục cắt ghép sự kiện, xuyên tạc lịch sử, nhằm đánh lừa dư luận.
Tài liệu nêu trên được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và được nhiều phương tiện thông tin của Trung Quốc đăng lại. Cái được gọi là “lập luận chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cùng những “lý lẽ” biện hộ cho hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đưa ra chỉ vẻn vẹn chưa đầy 2 trang giấy.
Cùng với đó là câu chữ, ngôn từ trong tài liệu cũng hết sức khiên cưỡng, rời rạc, gán ghép sự kiện, xuyên tạc lịch sử, cố tình đưa ra những nội dung phi lý trong yêu sách “chủ quyền” của nước này vốn bị công luận quốc tế vạch trần trong thời gian qua.
Cụ thể, tài liệu né tránh, không đề cập thực tế Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Tài liệu cũng né tránh đề cập yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý vốn đang bị dư luận quốc tế chỉ trích.
Cùng với việc đưa ra một vài lập luận sai trái, thiếu thuyết phục, tài liệu cũng cố gắng biện hộ cho hành vi ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, bịa đặt, “tố cáo” tàu Việt Nam “quấy rối” tàu công vụ của Trung Quốc 1416 lần. Tuy nhiên, tài liệu này không hề đề cập hành vi vô nhân đạo của phía Trung Quốc khi cho tàu đâm chìm tàu cá của Việt Nam mà không hề cứu vớt ngư dân bị nạn.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 5/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng tỏ ra lúng túng khi bị phóng viên truy hỏi về đoạn video cho thấy tàu Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam, điều đó có chứng minh Trung Quốc là bên gây hấn hay không? Trước chứng cứ rõ ràng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thể phủ nhận, mà chỉ trả lời vòng vo, lấp liếm, cho rằng “đó là hành động phòng ngự”.
Điều đáng chú ý, trong tài liệu được công bố lần này, phía Trung Quốc cũng lần đầu tiên bày tỏ quan điểm “tiếp tục nỗ lực trao đổi với phía Việt Nam, cố gắng xử lý thoả đáng tình hình hiện nay”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?