Bắc Kinh đang thực hiện nhiều hoạt động tại các điểm khảo cổ ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong quá trình đề nghị UNESCO công nhận "con đường tơ lụa trên biển".
Tình hình biển Đông sáng 14/7: Trung Quốc đơn phương đăng ký di tích tại Hoàng Sa |
Want China Times đưa tin Wang Yiping - Giám đốc cơ quan di sản văn hóa tỉnh Hải Nam - thông báo Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình khai quật những xác tàu đắm tại đảo Hoàng Sa và Quang Ánh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong hai năm tới. Người Trung Quốc tuyên bố họ phát hiện những vật liệu xây dựng bằng đá và đục chạm khắc có niên đại từ triều đại nhà Thanh (1644 - 1911) tại hai đảo.
Cũng theo ông Wang, cái gọi là "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc đơn phương thiết lập đã tiến hành chương trình bảo tồn tại hai đảo Cam Tuyền và Đá Bắc, đều thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào đầu năm 2014. Người Trung Quốc thường xuyên thực hiện những khảo sát khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa, sắp tới đây họ còn dự định mở rộng vùng nghiên cứu xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Chúng tôi đang lên kế hoạch về một chương trình khảo sát khảo cổ dưới nước cấp quốc gia, một trụ sở làm việc và một bảo tàng về Biển Đông để bảo vệ 'Con đường tơ lụa trên biển', từ đó đưa công trình này vào danh sách di sản thế giới của UNESCO", ông Wang nói trên Want China Times.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc mở rộng hoạt động khảo cổ tới Trường Sa nhằm củng cố bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Li Jilong tại cơ quan di sản Hải Nam cho biết, các công tác khai quật đến nay vẫn còn hạn chế do khó khăn tài chính, thiếu chuyên gia giỏi, độ sâu của vùng biển khảo sát là 1,2 km. Giới chức Trung Quốc cho rằng "con đường tơ lụa trên biển" đã tồn tại từ thời nhà Tần đến nhà Hán (năm 221 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc, đi qua Biển Đông và Ấn Độ Dương để đến Địa Trung Hải.
Nhiều thành phố Trung Quốc đang đề nghị UNESCO công nhận "Con đường tơ lụa trên biển" là di sản văn hóa thế giới. Hồi tháng 6/2014, 9 thành phố Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế coi Biển Đông là một phần trong con đường tơ lụa trên biển.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%