Tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tình hình biển Đông chiều 3/9: Việt Nam được lợi gì khi Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí |
Cũng trong buổi hội đàm, hai vị Ngoại trưởng cũng nhất trí về việc sớm đạt được thoả thuận đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Về lệnh dỡ bỏ một phần cấm bán vũ khí sát thương nhằm giúp Việt Nam mua bán các thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh biển và sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khác cũng cho biết, trong trong tương lai, việc bán vũ khí có thể bao gồm cả hệ thống không quân cũng như tàu biển.
Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ không tiết lộ chi tiết vũ khí có thể được bán cho Việt Nam sau động thái này nhưng cũng có nguồn tin nói rằng Mỹ sẽ bán cho Việt Nam các máy bay P-3 Orion- một loại máy bay trinh sát do hãng Lockheed Martin sản xuất chuyên tuần tra trên biển.
Trước đó, tờ Bangkok Post (Thái Lan) ngày 30.9 phân tích, Việt Nam chỉ chỉ cần 2 chiếc máy bay loại này là có thể giám sát toàn bộ Biển Đông.
Các nhà quan sát nhận định, động thái này rất quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai. “Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”, Thượng nghị sĩ John McCain nói.
Các quan chức ngoại giao Mỹ khẳng định việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam “không phải là một động thái chống Trung Quốc”, bởi các hệ thống vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam chủ yếu là để phòng thủ.
Nhiều nhà quan sát dự đoán "Sát thủ săn ngầm" P-3 Orion của Mỹ sẽ được bán cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải
VOA - Đài tiếng nói Hoa Kỳ, dẫn lời cố vấn cấp cao Earnest Bower của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) ở Thủ đô Washington DC rằng: Với Mỹ, Việt Nam là một trong những nước có vai trò chiến lược trong Đông Nam Á, cân bằng các lợi ích kinh tế-an ninh, muốn tăng cường sức mạnh cho khu vực, hiểu rõ cấu trúc kinh tế-an ninh đang trỗi dậy của khu vực. Vì vậy, Việt Nam trở thành một trong những đối tác đặc biệt quan trọng đối với Mỹ và cũng là đối tác chính ở Đông Nam Á cũng như là yếu tố chính của liên kết từ Đông sang Tây, từ Bắc tới Nam trong cộng đồng Châu Á. Vì vậy, với Mỹ, Việt Nam là một đối tác hết sức quan trọng.
Khi được hỏi câu hỏi khá nhạy cảm rằng Việt Nam và Mỹ làm thế nào để kiềm chế sự leo thang chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, ông Bower nhận định, Mỹ quyết thuyết phục Trung Quốc rằng giải pháp cho tranh chấp biển Đông phải thông qua luật pháp quốc tế và thương thảo với các bên đối tác chứ không phải bằng võ lực hay ỷ mạnh hiếp yếu.
Nếu Trung Quốc khẳng định chủ quyền dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế thì sẽ tạo ra một sự mất cân bằng lớn ở Châu Á, dẫn tới các tình huống an ninh bất ổn ở Châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 này. Cho nên, Mỹ sẽ không bước qua một bên đứng nhìn mọi sự xảy ra như thế và Việt Nam cũng đang áp dụng phương cách dựa trên luật lệ quốc tế trong vấn đề tranh chấp biển Đông. Và Mỹ cũng cần thông qua Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển; điều này sẽ giúp tăng cường uy tín. Tiếp tục thúc đẩy giải pháp ôn hòa cho biển Đông.
Cuối cùng, ông Bower nhận định sẽ có một bước đột phá trong quan hệ Việt - Mỹ trong tương lai gần. Và tiếp theo, hai bên sẽ tiến tới đặt các viên đá nền móng cho một mối quan hệ Đối tác Chiến lược. Ông Bower cũng dự đoán khả năng Tổng thống Obama sẽ sang thăm Việt Nam vào năm 2015 nhân dịp đi dự các Hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Philippines và Malaysia.
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo ngày 25/9 nói: “luôn luôn ủng hộ mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vì lợi ích của hai nước cũng như vì hòa bình ổn định và hợp tác phát triển của khu vực và trên thế giới” và “với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, mọi quan hệ ngoại giao song phương đều không nhắm vào một nước thứ ba nào”.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Năm 2025: Đối tượng này sẽ không được tăng lương hưu, là đối tượng nào?
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan