Trung Quốc (TQ) ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 90% biển Đông, và dịch vụ “du lịch yêu nước” là quân cờ mới nhất của Bắc Kinh.
Tình hình Biển Đông: Du khách TQ chụp ảnh lưu niệm để khẳng định chủ quyền |
Trung Quốc (TQ) ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 90% biển Đông, và dịch vụ “du lịch yêu nước” là quân cờ mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp 130 đảo san hô và bãi cạn ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà TQ gọi là quần đảo Tây Sa.
“Du lịch yêu nước” này có lợi cho TQ, vì luật quốc tế quy định muốn khẳng định chủ quyền, TQ phải chứng minh quần đảo được sử dụng vào mục đích dân sự chứ không vì mục đích quân sự, theo Kang Lin, một nhà nghiên cứu của Viện quốc gia nghiên cứu biển Đông (TQ, NISCSS).
Ông nói: “Du lịch đến Tây Sa là một công cụ dân sự tốt để chúng tôi tuyên bố chủ quyền quần đảo này, và được luật quốc tế ủng hộ. TQ sẽ tăng tốc khai thác quần đảo Tây Sa”.
Bài phóng sự ngày 1.10 của hãng tin AP nêu du khách được đưa đến quần đảo Hoàng Sa vốn đang có hàng trăm quân TQ trấn giữ, thậm chí xây một trụ sở chính quyền ở phía bắc Hoàng Sa, dù Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
TQ mở dịch vụ “du lịch yêu nước” để người dân của họ khoe khoang lòng yêu nước ở biển Đông mang tầm chiến lược, là một tuyến hàng hải thương mại trị giá 5 tỷ USD/năm cùng nguồn ngư sản phong phú và có thể có hàng tỷ thùng dầu, theo AP.
“Du lịch yêu nước” mở hồi tháng 5.2013, đã đưa 3.000 lượt khách đến Hoàng Sa. Mỗi du khách phải chờ nhiều tháng mới có giấy phép tham gia tour 5 ngày này, tốn từ 1.200 đến 2.000 USD để tham quan những bãi cát, ăn món mì nấu với cải bắp ngay trên tàu và không có sóng điện thoại di động.
AP có dịp tham gia tour này với 168 du khách, rời đảo Hải Nam (TQ) để đến Hoàng Sa. Và AP nhận xét đó là một chuyến du lịch vì mục đích chính trị hơn là giải trí.
Hãng tin này dẫn lời du khách Zhang Jing vốn là một công an viên, trong lúc mọi người thi nhau chụp ảnh lưu niệm với cờ TQ, phía xa là một tàu hộ vệ TQ: “Đây là biên giới phía nam của TQ. Tôi cảm thấy tự hào khi được đến đây và tuyên bố chủ quyền”.
Công an viên Zhang Jing khẳng định chủ quyền
Các du khách cũng được xuồng cao su đưa tham quan 3 đảo khác, nơi họ bơi, lặn và chụp ảnh lưu niệm với cờ TQ.
Chen Junxiang, một cán bộ môi trường ở tỉnh Tứ Xuyên (trung TQ) cho biết ông mơ đến Hoàng Sa từ lâu, dù ông có thể dùng số tiền trên để tham gia các chuyến tàu hạng sang.
Chen nói: “Tôi đến đây để du lịch, nhưng cũng để tuyên bố chủ quyền và kêu gọi bảo vệ môi trường. Chúng ta phải thực sự bảo vệ môi trường ở đây, nếu không thì chẳng để lại được gì cho các thế hệ sau”.
Ngư dân Fan Qiusheng thì chờ khách trên bờ tại một hòn đảo mà anh sống 9 tháng/năm.
Fan cho biết anh cùng 18 người khác được thuê sống ở đảo này: chính quyền trung ương trả 1.350 Nhân dân tệ (220 USD) mỗi tháng cùng thức ăn, nước uống, điện cùng các hàng hóa tiêu dùng cơ bản khác.
Vợ Fan cùng 5 đứa con sống ở đảo Hải Nam, nơi mà cứ hai tháng Fan lại về thăm nhà. Anh nói: “Quan trọng là kiếm tiền, nhưng giữ đảo cũng quan trọng. Nếu chúng tôi không sống trên các đảo này, những người khác như người Việt Nam sẽ đến sống ở đây. Chúng tôi sống ở đây, nên các đảo này là lãnh thổ của chúng tôi”.
Ngư dân Fan bán mồi nhậu cho khách du lịch TQ
Cuộc tranh chấp chủ quyền có lúc rất nóng, và có những nỗi lo ngại sẽ leo thang. Hồi hè 2014, tàu TQ đâm va tàu kiểm ngư Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau khi TQ đưa giàn khoan dầu Haiyang Shizou 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của VN.
Giáo sư Bernard Loo Fook Weng, chuyên nghiên cứu quân sự ở Viện nghiên cứu quốc tế thuộc đại học S. Rajaratnam (Singapore) nói kích thích tinh thần yêu nước có thể “đá phản” lãnh đạo TQ, nếu Bắc Kinh tính đến một hướng tiếp cận hòa giải với các nước láng giềng:
"Chơi lá bài mị dân luôn nguy hiểm, vì bạn có thể tung ra một lực lượng mà bạn không thể kiểm soát...".
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?