TQ cho rằng các tranh chấp hàng hải trong khu vực chỉ nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp với các nước liên quan và bác bỏ sự can thiệp của một bên thứ ba.
Tình hình biển Đông chiều 22/6: Trung Quốc đòi giải quyết song phương tranh chấp biển |
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh cuối tuần qua, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng nước này "sẽ không bao giờ đánh đổi những lợi ích cốt lõi" và "ngậm bồ hòn" trước những hành động "làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển" của mình.
Theo Washington Post, ông Dương cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên và không nên có sự can dự của một bên thứ ba nào. Dù ông Dương không đề cập trực tiếp trong phát biểu của mình, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ và cáo buộc Washington làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề diễn đàn sau đó, ông Wu Shicun, chủ tịch và là nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho rằng "một số nước đang sử dụng ảnh hưởng từ bên ngoài để quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông".
Bắc Kinh dường như đang nỗ lực tìm cách ngăn cản sự hiện diện quân sự của Mỹ ở những vùng biển xung quanh Trung Quốc, ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, phát biểu tại diễn đàn. Theo ông, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á rất vững chắc và dù không có điều đó, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn có thể đoàn kết để đối phó với Bắc Kinh.
Trung Quốc đang ngày một gia tăng các hoạt động nhằm thực hiện tham vọng bá quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nước này từ chối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết căng thẳng và đầu tháng này lặp lại luận điệu rằng không công nhận vụ kiện của Philippines ở tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Manila khẳng định sẽ tiếp tục giải pháp pháp lý, dù Bắc Kinh có chấp nhận ra tòa hay không. Giới chức Việt Nam cũng đang cân nhắc các lựa chọn, trong đó có đấu tranh pháp lý, để phản đối những yêu sách và hành động xâm phạm của Trung Quốc trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
- Loài động vật quý hiếm nhất thế giới, chỉ hai cá thể còn sống. Là con gì?
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt