Các bằng chứng rõ ràng về việc trên mặt trăng có nước có thể tạo ra vô khối cơ hội sinh tồn cho loài người. Tuy nhiên, các kết quả từ nghiên cứu lớp đá dưới bề mặt của mặt trăng do Liên Xô thực hiện từ năm 1976 lại rất ít được chú ý.
|
Các nhà khoa học đều đi đến công nhận: Trên mặt trăng thật sự có nước
Các cuộc đối thoại về bề mặt của mặt trăng đã được các nước dẫn đầu trong công nghệ không gian như Nga và Trung Quốc đang đạt tới nhiều điểm chung hơn. Với các kế hoạch đang lên ý ưởng, chứng cứ rõ ràng về việc có nước trên mặt trăng có thể mang tính thời sự hơn. Theo trang TechnologyReview.com, các chứng cứ này ngày càng được củng cố hơn trong những năm gần đây.
Có thể, việc này bắt đầu từ nhiệm vụ nghiên cứu có tên Clementine của NASA vào năm 1994. Sứ mệnh này nhằm tìm kiếm nước bằng các sóng vô tuyến cực mạnh trên bề mặt của mặt trăng. Các đợt sóng phản xạ lại cho thấy có đủ lượng nước trên các hố ở mặt trăng. Tuy nhiên, một số người lại nghi ngờ về quá trình phân tích kết quả này.
Một sứ mệnh khác mà NASA tiến hành là 'Thăm dò mặt trăng' được khởi động từ năm 1998 là mộ phần trong nỗ lực nhằm tìm kiếm khả năng tồn tại của nước đá từ lượng nơ-tron phát ra từ bề mặt của mặt trăng. Một số chứng cứ sau đó được tàu Galileo bay quanh mặt trăng cung cấp khi tàu này trên hành trình tới sao Mộc. Năm 2009, tàu không gian của Ấn Độ là Chandrayaan-I đã sử dụng một chiếc máy quay để tìm kiếm nước trên mặt trăng.
Robot Lunar 24 của Liên Xô
Tất cả các sứ mệnh này rõ ràng đều chứng minh rằng mặt trăng không 'khô hạn' như mọi người trước kia từng nghĩ. Tuy nhiên, vấn đề là, phương Tây không hề chú ý rằng chính Liên Xô đã phát hiện ra sự thật rằng nước tồn tại trong đá của mặt trăng từ hồi đầu những năm 1970.
Robot Luna-24 của Liên Xô có nhiệm vụ đáp xuống bề mặt của mặt trăng từ tháng 8/1976. Robot này đã lấy về 300 gam đá từ độ sâu 2m của bề mặt mặt trăng và mang về trái đất.
Các nhà khoa học Liên Xô sau đó đã phân tích mẫu vật này và cho biết lượng nước chiếm tới 0,1% trong khối lượng mẫu vật. Họ đã công bố các kết quả này vào năm 1978 trên tạp chí khoa học Liên Xô có tên là Geokhimiya. Tạp chí này có phiên bản tiếng Anh, tuy nhiên không hề được lưu hành ở các quốc gia phương Tây.
"Chưa từng có tác giả nào trích dẫn thành quả của Luna-24" - Arlin Crotts thuộc Đại học Columbia tại New York cho biết.
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%