Hơn 10 năm sau khi kết hôn mà vẫn không có con, chị Nguyễn Kim L. (ngụ Tiền Giang) "phát hoảng" bởi bác sĩ nói chị vốn dĩ là một người... đàn ông.
Bác sỹ đang phẫu thuật cho chị L.. |
Nỗi khổ riêng ít người biết
Theo thông tin từ người thân chị L., chị sinh ra trong một gia đình sinh con một bề (6 chị em gái). Bố mẹ chị trước đây cũng rất mong một đứa con trai nhưng cũng không "có con nối dõi bằng mọi cách" và hạnh phúc vì các cô con gái đều ngoan ngoãn, xinh đẹp.
Cũng theo thông tin của những người thân thì khi chị L. sinh vẫn đầy đủ các bộ phận sinh dục của một bé gái nên chẳng ai mảy may nghi ngờ. Chị lớn lên bình thường, ra dáng là một thiếu nữ xinh đẹp và dịu dàng, phát triển bình thường như bao cô gái khác. Duy nhất có một điều chị và gia đình vẫn thắc mắc là tại sao đến tuổi dậy thì không có kinh nguyệt như các bạn gái cùng trang lứa. Tuy nhiên, chị và gia đình đều nghĩ có thể do có kinh nguyệt muộn, đây cũng là điều không phải quá hiếm.
Chính vì suy nghĩ như vậy nên chị vẫn quyết định xây dựng hạnh phúc gia đình riêng. Chị và người thân trong gia đình đều hi vọng, sau khi lấy chồng chị sẽ hoàn thiện chức năng của một người phụ nữ. Với hình dạng bên ngoài là một phụ nữ xinh đẹp, chị có nhiều người theo đuổi nên cũng dễ chọn cho mình một người đàn ông ưng ý làm chồng.
Hạnh phúc tưởng chừng như luôn mỉm cười với người con gái này, nhưng sau khi lấy chồng hơn chục năm, chị vẫn không thể có con. Những ngày mới lấy chồng, họ hàng hai bên đều nghĩ rằng chị muộn con chút nhưng tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác vẫn chưa thấy hai anh chị báo tin vui. Nhiều lúc hai vợ chồng cũng buồn, nhưng luôn động viên nhau vượt qua.
Như bao đôi vợ chồng trẻ hiếm muộn khác, anh chị cũng đã đi khám một vài bệnh viện để mong có được mụn con. Nhưng những tháng ngày đợi chờ vô vọng cứ tiếp nối nhau. Nhiều đêm chị đã khóc ròng vì tủi phận của mình. Sau 10 năm chung sống, chị quyết định sẽ giải thoát cho chồng. Ai cũng ngạc nhiên khi anh chị quyết định li hôn vì trước đó không thấy giữa họ có gì bất đồng ngoài chuyện hiếm muộn.
Mặc dù đã li hôn nhưng khát khao làm mẹ của chị vẫn luôn cháy bỏng. Với hi vọng có một đứa con để vui vầy và nương tựa tuổi già nên chị quyết định tiếp tục đi khám bệnh viện tuyến trên. Và chị L. đã thực sự choáng váng khi bác sĩ nói về tình trạng của mình. Điều đau đớn hơn là một trong hai tinh hoàn ẩn đã bị ung thư, gây ảnh hưởng đến tính mạng của chị.
Khó phát hiện nhưng không hiếm gặp
Nói về trường hợp này, PGS. TS, bác sĩ Trần Ngọc Sinh, trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: "Trường hợp này là lưỡng giới giả, do di truyền. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể sẽ trả lại cho họ đúng bản chất là nam giới nhưng hiện tại các bộ phận của họ đã hoàn chỉnh nên khó có thể chỉnh sửa được. Theo y học, những trường hợp tinh hoàn ẩn cần phải được phát hiện và điều trị trước một tuổi và chậm nhất là hai tuổi, nếu để càng lâu thì sẽ dẫn tới tình trạng ngày càng bị xơ hóa và mất chức năng sinh sản. Những trường hợp này rất khó định giới bằng định dạng bên ngoài, phải khám chuyên khoa mới phát hiện được. Từ phát hiện tinh hoàn ẩn mới nghĩ tới lưỡng giới thật hay giả và tiến hành thử nhiễm sắc thể quyết định đứa trẻ là nam hay nữ để xử lý thích hợp. Một đứa trẻ sinh ra cha mẹ không thể phát hiện được lưỡng giới".
Trong số 6 chị em gái của chị L. thì 4 người đã lập gia đình. Riêng chị và một người em gái (nay đã ngoài 30 tuổi) từ lúc dậy thì đến nay không có kinh nguyệt. Thấy hoàn cảnh của chị như vậy nên người em cũng không dám lấy chồng. Các bác sĩ đã tư vấn cho người em gái này và tiến hành
Bác sĩ Sinh giải thích thêm: "Lưỡng giới có hai loại thật và giả. Lưỡng giới giả là thân hình bên ngoài phụ nữ nhưng nhiễm sắc thể là XY - nam hoặc thân hình nam nhưng mang nhiễm sắc thể XX - nữ. Nguyên nhân có thể là do trong lúc mang thai người mẹ dùng nội tiết tố nữ nhiều quá, thai nhi nam có hình dạng bên ngoài là nữ và ngược lại. Ngoài ra, còn có thể do yếu tố di truyền. Còn lưỡng tính thật, thay vì nhiễm sắc thể XY hoặc XX thì nó sẽ là XXY hoặc YYX, tức bệnh nhân vừa có buồng trứng vừa có tinh hoàn, vừa có âm đạo vừa có dương vật".
"Trước đây, do người dân thường sinh ở nhà hoặc ở trạm y tế nên không phát hiện được dị tật bẩm sinh kiểu này. Hiện bệnh viện Chợ Rẫy vẫn thường xuyên tiếp nhận những các bệnh tương tự như thế. Phụ huynh cần đưa con đi bác sĩ chuyên khoa nhi khám thường xuyên để phát hiện và được điều trị sớm", bác sĩ Trần Ngọc Sinh khuyên. Theo bác sĩ Sinh, hiện có nhiều quan điểm điều trị tinh hoàn ẩn. Trước đây, người ta thường không can thiệp phẫu thuật mà tiêm nội tiết tố, nhưng tỉ lệ thành công từ 20 - 50%. Hiện nay, cách điều trị mới là phẫu thuật ngừa xơ hócho xét nghiệm, siêu âm. Kết quả cho thấy người này cũng giống chị, có hai tinh hoàn ẩn và nhiễm sắc thể là nam - XY và nội tiết tố testosterone nam giới.a và ngừa bị ung thư tinh hoàn ẩn.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?