Đường sá xây dựng chưa xong đã hỏng, ổ voi, ổ gà như vậy hỏi sao không tai nạn. Việc giảm ùn tắc và tai nạn cần phải có cái nhìn tổng thể và giải quyết vấn đề từ gốc chứ không phải bẻ ngọn.
|
Việc Bộ GTVT đánh vào túi tiền của nhân dân để giải quyết vấn đề trên giống như: “ngứa một đường – gãi một nẻo”.
Được biết Bộ trưởng vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng về việc thu phí đối với ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và môtô. Trước gọi là phí lưu hành phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nay được sửa lại là phí hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân đường bộ, với mục đích nhằm hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Xin không bàn về câu chữ mà Bộ trưởng đã dùng trong tờ trình, bởi bản chất không có gì thay đổi. Ở đây chúng tôi chỉ xin luận bàn hai vấn đề về mục đích của việc thu phí. Đó là: nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông.
Vậy xin hỏi Bộ trưởng: nguyên nhân của tai nạn giao thông là gì? Có phải do lỗi ôtô - xe máy lưu hành nhiều hay không? Vấn đề này đã không được phân tích thấu đáo. Bộ đã nhầm lẫn (hay nói cách khác) đã đánh đồng việc lưu hành phương tiện với hậu quả tai nạn giao thông.
Tự cho rằng, bản thân việc một chiếc ôtô, xe máy, khi lưu hành trên đường, là nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông? Vì thế, phải hạn chế nó lưu hành.
Thật vô lý! Nếu cứ như vậy, thật khó lý giải tại sao các nước xung quanh ta, kể cả các nước phát triển trên thế giới, nhiều phương tiện tham gia giao thông như vậy (nguyên nhân gây tai nạn giao thông theo tư duy của Bộ trưởng), lại không nhiều tai nạn giao thông như ở ta, và người ta cũng chẳng phải dày công đánh thuế hạn chế người dân lưu hành phương tiện và sử dụng phương tiện để sống.
Tai nạn giao thông, vấn đề ở chỗ không phải tại cái xe. Tất nhiên, bất kỳ cái xe nào gây tai nạn đều trong lúc lưu hành, không lưu hành thì chẳng bao giờ gây tại nạn. Vấn đề là ở chỗ, cũng là cái xe ấy, nhưng ở bên Tây người ta điều khiển thì chẳng sao, khi sang lưu hành ở bên Ta thì gặp tai nạn. Vì đâu?
Vì bởi nhiều thứ lắm thưa ông Bộ trưởng. Bởi, đường sá ở ta chất lượng kém quá. Ổ voi, ổ gà nhiều. Vì người ta làm giả ăn thật, thất thoát tham nhũng trong xây dựng đường sá, cầu cống nhiều! (Điều này báo chí cũng nêu quá nhiều).
Rồi do cái gì nữa? Do người điều khiển phương tiện. Người ta đào tạo, sát hạch lái xe cũng ẩu lắm. Ai học cũng thi được bằng lái xe hết. Học ít hành ít. Hoặc học nhưng chẳng hành. Có hành thì cũng chẳng được bao nhiêu. Thế là, khi lái thật thì gây tai nạn, gây chết người (Cái này Bộ trưởng cũng biết quá rõ).
Ảnh minh họa
Và gì nữa? Vì ý thức tham gia giao thông của người dân khi ra đường. Ở bên Tây, ra đường là phải hiểu luật tham gia giao thông. Từ nhỏ đã học về luật giao thông. Ai cũng thế, dù lớn hay nhỏ đều phải học và phải chấp hành luật để người điều khiển ô - tô, xe máy, hay người đi bộ, đi xe đạp đều thế. Và khi được như thế thì sẽ hết (chí ít sẽ giảm) được tai nạn giao thông!
Còn mục đích thứ hai là để hạn chế ùn tắc giao thông? Cái này thì ai cũng hiểu, ai cũng thấy, chỉ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới có vấn nạn này thôi. Vậy chống ùn tắc giao thông ở 2 thành phố này thì ông phải tìm giải phải mang tính đặc thù, đặc trị ở 2 thành phố này chứ.
Thay vì dùng biện pháp áp dụng toàn quốc, thì Bộ trưởng hãy nghĩ ra cách làm giảm ùn tắc giao thông ở cho 2 thành phố lớn này. Tôi từng sống ở Bắc Kinh rồi. Bên đó, người ta áp dụng chính sách để hạn chế các phương tiện tham gia giao thông đi vào nội đô.
Cách tư duy cũng như cung cách hành động của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý Trung Quốc cũng nhất nhất theo hướng đó. Chỗ nào ngứa thì gãi, không gãi lung tung.
Tôi xin đề xuất Bộ trưởng có thể chống ùn tắc ở khu vực nội đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bằng cách áp dụng giấy phép lưu hành nội đô cho các phương tiện, trước mắt là ô - tô cá nhân, rồi tiến tới xe máy. Giấy phép này có thể cấp theo tháng, theo năm, hoặc theo ngày.
Giá cả cao hay thấp tùy thuộc vào việc nhận định, đánh giá của Bộ trưởng về mức độ ùn tắc giao thông nhiều hay ít. Cách làm này, chắc chắn sẽ chống được ùn tắc giao thông, đồng thời chỉ đánh vào túi của những người có tiền, có nhu cầu “một mình một ngựa” ra vào thành phố giờ cao điểm.
Trên đây là những đóng góp mang tính xây dựng của tôi, mong được Bộ trưởng suy xét.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?