Không khó lấy điểm cao như nhiều người tưởng tượng, theo thủ khoa khối C các trường đại học những năm trước đây, làm các môn văn, sử, địa, nếu có phương pháp, đạt điểm cao là việc không quá khó.
Thủ khoa khối C ĐH Sư Phạm năm 2009 Đăng Thị Dinh: Ôn nghị luận theo từ khóa - (Ảnh: Thúy Hằng) |
Ôn nghị luận xã hội theo từ khóa
Đó là chia sẻ của Đặng Thị Dinh, thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 (văn 8,5, sử 8,5, địa 9,5).
Dinh cho hay chỉ còn hai hôm nữa sẽ đến kỳ thi, các thí sinh không nên ôn thêm kiến thức mới mà hãy lấy một tờ giấy, nhắm mắt lại và tự tái hiện kiến thức trong đầu mình.
Mỗi một chủ đề, ví dụ, chiến tranh, hòa bình, các bạn sẽ nhẩm lại tất cả tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, tư tưởng chủ đạo... trong đó.
Riêng nghị luận xã hội là phần rất dễ ăn điểm, thí sinh nên ôn theo từ khóa. Các bạn tự đặt ra vấn đề như sự giả dối, thói ích kỷ, lòng ham học... và tự vạch ý ra giấy xem mình nên có những ý như thế nào. Đó là cách tập làm quen với môn thi. Có thể hai bạn cùng hỏi nhau theo cách trên cũng là một cách rèn phản xạ nhanh khi đọc đề thi.
Cố gắng lấy trọn điểm phần vẽ biểu đồ
Thủ khoa 26 điểm Học viện Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 (địa 9,25, văn 7,5, sử 9) Phùng Thị Phương Thúy cho biết bí quyết: Đạt 9,25 điểm môn địa lý, không có nghĩa là phải thường xuyên thức trắng đêm học bài.
Thủ khoa HV Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 Phùng Thị Phương Thúy: TS không nên thức trắng đêm để học - Ảnh: Thúy Hằng
Theo Thúy, các thí sinh nên biết sắp xếp thời gian làm bài cho phù hợp, nếu không sẽ rất tiếc khi hết giờ rồi mà bài vẫn chưa xong.
Câu dễ nên làm trước là hiển nhiên, nên dành thời gian cho câu ít điểm ít hơn câu nhiều điểm.
Trong toàn bộ đề thi địa lý, câu vẽ biểu đồ và nhận xét bao giờ cũng dễ “ăn” điểm nhất. Vì vậy, các thí sinh nên thật chú ý nhận dạng biểu đồ, chia tỷ lệ và vẽ cho chính xác.
Nhận xét về biểu đồ cần những thông tin ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ “Nhìn vào biểu đồ cho thấy sự tăng, giảm, biến động... của đối tượng”. Những nguyên nhân cho các hiện tượng này, thí sinh cũng nên ghi cụ thể sau phần nhận xét.
“Cách trình bày bài cũng quan trọng”, Phương Thúy cho hay.
Làm sử như làm một bài văn có cảm hứng
Thủ khoa 27,5 điểm (văn 8,5, sử 9,75, địa: 9) Đại học Sư phạm Hà Nội 2010 Vũ Thu Thảo bật mí cách đạt được điểm sử 9,75: “Học sử cần một quá trình, như mưa nhỏ, dần dần nó sẽ ngấm, không nên học nhồi học nhét mấy ngày cuối trước kỳ thi, chỉ khiến mình mệt hơn thôi”.
Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội 2010 Vũ Thu Thảo: Nên nghỉ ngơi thư giãn trước kỳ thi - Ảnh: Thúy Hằng
Một, 2 ngày trước khi thi này, thí sinh nên thư giãn, nghỉ ngơi để không bị “bão hòa” kiến thức.
Đọc kỹ đề bài, nên vạch ra các ý chính cho bài làm rồi mới viết vào giấy thi để tránh thiếu ý.
“Bài làm lịch sử nên như một bài văn có cảm hứng”, Thu Thảo chia sẻ.
Vũ Thu Thảo cũng bật mí, “bài văn” tức là nên có mở đầu, diễn giải và kết thúc.
Vấn đề được hỏi trong môn sử đòi hỏi thí sinh phải bao quát rộng.
Đề bài hỏi một vấn đề, thí sinh không nên viết ngay câu trả lời mà có một phần dẫn dắt tới sự kiện đó.
Bài làm sử không nên gạch đầu dòng các kiến thức. Tốt nhất các thí sinh nên viết thành từng đoạn ngắn, thường xuyên xuống dòng để tạo độ thoáng cần thiết.
“Đoạn tổng kết, chốt lại kiến thức cũng ăn điểm trong bài làm sử, nó cho người chấm thi cảm thấy thí sinh là người rất hiểu vấn đề”, thủ khoa 9,75 điểm môn sử chia sẻ.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?