Thưa thớt vài chục nóc nhà xong trong thôn lại có tới hàng trăm ngôi mộ xây dựng công phu, hoành tráng với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng.
|
Thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế còn được gọi với cái tên "thôn mộ". Nằm dọc bên bờ biển, cả thôn chỉ có vài ba chục hộ gia đình sinh sống song lại có tới hơn 100 ngôi mộ lớn nhỏ tọa lạc.
Trước đây cả thôn sống bằng nghề đi biển. Vất vả mưu sinh cả năm, đôi khi phải đánh đổi tính mạng với biển cả song vẫn chỉ đủ ăn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, cả thôn giàu lên trông thấy nhờ nguồn tiền gửi về từ nước ngoài. Đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ (phần lớn di cư trước 1975).
Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có mức chi phí tới hàng tỷ đồng như điểm tô sắc màu cho vùng đất khô cằn này.
Mộ ở đây được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, gồm nhiều tiểu cảnh và sự công phu thể hiện rõ qua từng chi tiết. Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.
Thông thường, mỗi gia đình có một khu lăng mộ riêng, gồm nhiều ngôi mộ nhỏ. Tùy từng số lượng người trong gia đình và điều kiện kinh tế mà độ hoành tráng khác nhau.
Bên cạnh quy mô thì sự cầu kỳ trong việc thể hiện các chi tiết cho thấy mức độ "hoành tráng" của mỗi ngôi mộ. Ở đây, các ngôi mộ được ốp sành sứ theo kiến trúc chùa chiền Huế. Sự tinh xảo, tỉ mỉ trong công đoạn ốp sành sứ thể hiện "đẳng cấp" mỗi khu mộ.
Số sành sứ này được nhập từ thành phố Huế (cách 20km) về. Trước kia, các thợ ốp sành sứ được mời từ thành phố Huế xuống, nhưng nay đa số thợ trong thôn đều đã có thể đảm đương. Cũng vì đó mà nghề xây dựng, đặc biệt là thợ ốp sành sứ trở thành nghề "hái ra tiền" tại thôn biển phía Đông thành phố Huế này.
Để hoàn thành một khu lăng mộ, trung bình mất khoảng vài tháng tới hơn một năm, tùy quy mộ và thời tiết có thuận lợi không. Như khu lăng mộ này phải mất hơn một năm mới hoàn thiện, chi phí lên tới hơn 3 tỷ đồng thời điểm năm 2007.
Một khu lăng mộ khác đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu tốn gần 4 tỷ đồng.
Bên cạnh các khu lăng mộ thì các dòng họ đều xây dựng một Nhà thờ họ riêng. Kiểu dáng kiến trúc, quy mô lẫn độ hoành tráng cũng chẳng kém các lăng mộ như trên. Ngoài ra, còn có thêm nhiều tiểu cảnh khác như hồ nước, hòn non bộ...
Dãy Nhà thờ họ nằm san sát nhau.
Đa số thanh niên trong thôn giờ đã theo chân người thân ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Trong thôn giờ chỉ còn người già và trẻ em, sống bằng nguồn tiền người thân gửi về hàng tháng.
Nhiều gia đình bỏ hẳn nghề đi biển, thay vào đó là chăm chút cho các ngôi mộ của gia đình, dòng tộc mình.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%