Chỉ trong hai ngày 8 và ngày 9/5, tại làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, người thân gia đình đã tổ chức chôn cất 2 người vừa mới chết vì “bệnh lạ”. Cái làng nhỏ vốn đã lạnh lẽo thảm đạm, với cảnh này giờ đây lại càng thêm u ám, tang tóc.
|
Chồng chết bỏ lại vợ con đang dính bệnh
Trước cái chết vì bệnh lạ của ông Phạm Văn Nhọc, 55 tuổi, ở thôn Làng Re, trong hai ngày qua nhiều người dân trong làng tập trung đến uống rượu chia buồn theo tập tục người dân tộc Hre.
Trong gia đình ông Nhọc hiện có nhiều người cũng bị bệnh lạ này. Trước cái chết của chồng, bà Phạm Thị Xao gắng gượng với căn bệnh lạ đang hành hạ mà lo đám tang cho chồng chu tất.
“Cả gia đình tôi đều bị bệnh nặng, nhờ tập trung cứu chữa nên tôi và các con cháu dần dần không bị nguy kịch. Trong khi đó, chồng tôi càng ngày bị nặng, dù đưa đi cứu chữa khắp nơi nhưng vẫn không qua khỏi cái chết” đau xót bà Xao nói.
Người dân trong làng đến nhà chia buồn ông Nhọc vừa chết
Ngồi bên quan tài chồng, bà Phạm Thị Xao như người mất hồn. Suốt một tuần qua, bà phải thức trắng đêm để túc trực bên chồng tại Bệnh viện C Đà Nẵng, nhưng ông vẫn không được cứu thoát. Nhìn chồng lần cuối trước khi nắp quan tài đóng lại, bà Xao ngất lịm. Tỉnh dậy, bà lại gào khóc...
Bà Xao cũng bị “bệnh lạ” như chồng và đứa cháu nội, đều vào Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa – Bình Định chữa trị. Sau đó, bớt bệnh, ông Nhọc được cho về nhà nhưng tình trạng lại trở nên nguy kịch, chỉ còn biết nằm chờ chết.
Ngày 28/4, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu vào Làng Rêu thị sát.
Thấy cảnh thập tử nhất sinh của ông Nhọc, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đề nghị đưa ông ra Bệnh viện C Đà Nẵng điều trị, đồng thời yêu cầu bằng mọi giá phải cứu sống ông để yên lòng dân Làng Rêu.
Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày điều trị theo phác đồ mới của Bộ Y tế, chiều 7-5, ông Nhọc đã tử vong.
Biến thành bà lão vì bệnh lạ
Sau hai tháng điều trị tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa, tỉnh Bình Định, bà Phạm Thị Ngớt (SN 1952) ở Làng Rêu, xã Ba Điền bớt bệnh về nhà.
Tuy nhiên, bệnh lại tái phát phải đưa đến Trung tâm Y tế Ba Tơ điều trị nhưng đến ngày 7/5, thì bị chết. Được biết gia đình bà Ngớt, hiện có 3 người gồm vợ chồng con rể và đứa cháu ngoại bị mắc bệnh lạ.
Chị Phạm Thị Lẫy là con gái bà Ngớt, tuy mới 28 tuổi nhưng vì bệnh quái ác, giờ đây tóc chị rụng trông như bà già. Ở bên cạnh người chồng là Phạm Văn Gương, 28 tuổi, nhưng chị Lẫy trông già hơn chồng gấp đôi tuổi.
Chị Lẫy bị bệnh tóc rụng già hơn bên người chồng
Theo người nhà của ông Nhọc và bà Ngớt, họ vẫn không biết bất kỳ thông tin hay nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai người từ phía y tế.
Chỉ trong thời gian ngắn ở làng Rêu liên tiếp mọc lên nhiều nhà mồ cho người chết vì bệnh lạ.
Anh Phạm Văn Hương, người dân Làng Rêu, xã Ba Điền búc xúc nói: "Bây giờ thêm 2 người chết nữa, chúng tôi rất hoang mang, lo sợ, mong cơ quan chức năng mau tìm nguyên nhân, chữa trị người bệnh".
Những ca mắc mới và tử vong liên tục tăng khiến người dân địa phương đang vô cùng lo sợ. Nhiều người đã bỏ làng, đi sang nơi khác lánh bệnh.
Theo ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền, ngoài số ca mắc đã được ngành y tế thống kê, các trường hợp nghi ngờ nhưng chưa đến cơ sở y tế khám, chữa trị còn nhiều. “Lãnh đạo xã chỉ biết vào vùng dịch trấn an người dân thôi. Thấy dân mình mắc bệnh ngày càng nhiều, rồi người chết cũng tăng theo, tôi đau lòng lắm. Làm sao dân yên ổn làm ăn được?” - ông Bút buồn bã.
Thống kê của ngành y tế, tính đến ngày 9/5, trên địa bàn huyện Ba Tơ có 200 người mắc “bệnh lạ”, riêng xã Ba Điền có 190 trường hợp; trong đó có 21 người tử vong. Hơn bao giờ hết người dân mong mõi ngành y tế và cơ quan quan chức năng khẩn trương tìm nguyên nhân bệnh và có phương pháp cứu chữa.
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%