Đó là thông tin do đại diện Cục quản lý khám chữa bệnh và Bệnh viện da liễu TƯ đưa ra trong buổi họp của Bộ Y tế nhằm thống nhất phương án nghiên cứu nguyên nhân cũng như phác đồ điều trị bệnh viêm da lạ ở Quảng Ngãi ngày 3/5 vừa qua.
|
Bệnh viêm da lạ ở Quảng Ngãi được gọi là căn bệnh dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, phát hiện từ cuối năm 2011. Sau một thời gian tạm lắng thì căn bệnh này đã bùng phát trở lại khiến người dân hoang mang.
Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, kể từ khi bùng phát vào tháng 4/2011 đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 151 trường hợp bị mắc bệnh. Riêng 4 tháng đầu năm nay, số ca mắc là 66 trường hợp, trong đó đã có 4 người tử vong, tất cả đều ở huyện Ba Tơ. Tình trạng bệnh lạ hoành hành khiến người dân hoang mang đến mức có người muốn bỏ làng để tránh bệnh.
Bệnh là tiếp tục khiến nhiều người dân tại Quảng Ngãi lo sợ
Tại buổi họp, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm hạn chế số bệnh nhân tử vong và số ca mắc mới. Cục Y tế Dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì việc nghiên cứu, điều tra nguyên nhân gây căn bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân. Việc nghiên cứu, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm bắt đầu từ ngày 8/5.
Sau cuộc khảo sát thực địa tại xã Ba Điền ngày 28/4 vừa qua, đoàn công tác Bộ Y tế đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về căn bệnh lạ này. Bước đầu, các chuyên gia cho rằng, những người mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân rất có thể là do nhiễm độc qua con đường ăn uống và không có tính lây truyền như nhiều người nghĩ. Virut Ricketsia không phải là tác nhân gây bệnh. Các yếu tố nghi ngờ gây ra hội chứng nhiều nhất là gạo, nước uống và kim loại nặng hay hóa chất.
Khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc (gạo tự chế biến). Trong số 44 nhà không có người mắc bệnh thì chỉ có 31% hộ ăn gạo mốc. Đặc biệt, nhiều nghi vấn tập trung vào quả xá - loại quả dùng để ủ gạo, ủ rượu đặc trưng của đồng bào xã Ba Điền.
Khi chưa xác định nguyên nhân và phác đồ điều trị, bộ trưởng Y tế yêu cầu các địa phương vận động đồng bào bỏ thói quen ăn gạo ủ mốc và cung cấp một số lượng gạo chất lượng an toàn cho bà con, đồng thời phối hợp tiêu độc, khử trùng khu vực xảy ra bệnh; kết hợp với việc cung cấp đủ nguồn thuốc và điều kiện chữa trị bệnh tốt nhất cho người dân.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh lạ, vào đầu tháng 4 vừa qua, Sở Y tế Quảng Ngãi đã gửi công văn khẩn cấp đến Bộ Y tế; UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành chuyên môn tìm nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp xử lý căn bệnh kỳ lạ này trên địa bàn tỉnh.
Vì thế, trước thông tin Cục quản lý khám chữa bệnh đưa ra về việc hoàn thành phác đồ điều trị bệnh và đang xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho các y bác sỹ của tình Quảng Ngãi, nhiều người tỏ ý vui mừng với hy vọng có thể giải quyết triệt để căn bệnh lạ, cho người dân yên tâm trở lại cuộc sống.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%